Sau khi thành lập công ty cần làm những gì?

Việc thành lập doanh nghiệp là một quyết định quan trọng, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết tường tật những việc cần làm sau khi mới thành lập. Sau đây luật Bravolaw sẽ trình bày quy định về Những công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp, công ty  như sau:

DƯỚI ĐÂY LÀ NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY:

Sau khi thành lập công ty cần làm những gì

Bài viết mới:

1. Tiến hành kếkhai thuế môn bài

Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp;

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp thuế thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

Khai thuế môn bài là loại khai thuế để nộp cho hàng năm được thực hiện như sau:

– Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế mới ra hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Thực hiện khai thuế GTGT

– Doanh nghiệp mới thành lập mà tự nguyện áp dụng phương pháp KHẤU TRỪ thì gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế theo Phương pháp khấu trừ tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp (yêu cầu có hóa đơn mua sắm tài sản cố định HOẶC hợp đồng thuê trụ sở)

– Doanh nghiệp mới thành lập mà ko tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì áp dụng phương pháp tính TRỰC TIẾP.

– Cả 2 phương pháp tính thuế GTGT, doanh nghiệp mới thành lập thì việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo QUÝ.

3. Khai thuế TNDN

– Theo Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, thì kể từ quý 4/2014, doanh nghiệp KHÔNG phải lập và nộp tờ khai tạm tính thuế TNDN theo mẫu 01A(B)/TNDN nữa, mà chỉ nộp tiền thuế TNDN do doanh nghiệp tự tạm tính hằng quý.

– Cuối năm thì nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN.

4. Khai thuế TNCN

– Đối với thuế TNCN, không phát sinh thì không phải nộp tờ khai tháng/quý (mẫu 02/KK-TNCN), nhưng chú ý là vẫn phải nộp tờ khai quyết toán năm (mẫu 05/KK-TNCN)

– Việc khai thuế theo tháng hoặc theo quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm.

5. Tiến hành in hóa đơn

– Đối với DN mới thành lập mà đủ điều kiện đăng ký thuế GTGT theo Phương pháp khấu trừ và đã được cơ quan thuế chấp nhận thì: tiến hành đặt in hóa đơn GTGT để sử dụng, sau đó làm thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng ít nhất là 5 ngày. Kể từ ngày thông báo phát hành hóa đơn, thì mỗi quý phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (mẫu BC26/AC), chậm nhất là ngày 30 quý sau.

– Đối với DN mới thành lập nộp thuế GTGT theo PP Trực tiếp thì phải mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng và kể từ ngày mua, cũng báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn như trường hợp trên.

6. Mở tài khoản ngân hàng

– Mở tài khoản ngân hàng để giao dịch với khách hàng vì theo quy định hóa đơn mua vào từ 20 triệu trở lên phải chuyển khoản thì mới được khấu trừ thuế GTGT và chi phí tính thuế TNDN mới được trừ.

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản, phải thực hiện thông báo số TK ngân hàng cho cơ quan thuế.

7. Lao động và BHXH:

– Nếu DN ký hợp đồng với người lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: kế toán liên hệ với cơ quan BHXH để làm hồ sơ tham gia đóng bảo hiểm cho nhân viên.

8. Bảng định mức nguyên liệu vật liệu

– Nếu là doanh nghiệp có tính chất sản xuất thì phải lập Bảng định mức nguyên vật liệu cho tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp. Riêng quy định nộp cho cơ quan thuế bảng định mức này đã được bãi bỏ kể từ ngày 01/01/2014.

9. hông báo phương pháp khấu hao tài sản cố định

– Lập và nộp bảng thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ kể từ ngày phát sinh TSCĐ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về những công việc cần làm sau khi thành lập công ty. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Bravolaw để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

5/5 - (4 votes)

Mọi chi tiết về Sau khi thành lập công ty cần làm những gì? xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Dia Chi Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Dien Thoai Hotline : 1900 6296

Email Email : [email protected]

Bài viết liên quan :

Không có comment nào !

Để lại một trả lời