Kinh nghiệm thành lập công ty mới và những điều cần lưu ý để thành công
Kinh nghiệm thành lập công ty riêng là điều mà bất cứ cá nhân hay tổ chức nào đang có ý định thành lập doanh nghiệp đều mong muốn tìm hiểu để tránh mắc phải những sai lầm không đáng có trong quá trình mở công ty riêng.
Công ty Tư Vấn Luật Bravolaw sẽ hướng dẫn chi tiết kinh nghiệm mở công ty riêng thông qua việc đã thực hiện mở công ty cho hàng nghìn cá nhân, tổ chức trên cả nước. Chúng tôi giúp các bạn hiểu rõ và chuẩn bị tốt nhất trong quá trình thực hiện thành lập công ty, doanh nghiệp riêng cho mình. Dưới đây là một số kinh nghiệm quý báu khi thành lập công ty giúp các bạn điều hành doanh nghiệp đúng định hướng để có thể thành công.
Kinh nghiệm về cách đặt tên doanh nghiệp phù hợp theo quy định pháp luật:
Kinh nghiệm đặt tên công ty là khi đặt tên công ty thì phải lựa chọn tên công ty không được trùng lặp, không thuộc điều cấm của luật doanh nghiệp hiện hành. Khi đặt tên công ty nên lựa chọn tên doanh nghiệp đơn giản,dễ nhớ, gần gũi và gợi nhớ tới sản phẩm dịch vụ mình cung cấp. Như vậy mới dễ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và được nhiều người biết đến. Với thời đại truyền thông mạng xã hội mạnh mẽ như hiện nay thì chú ý lựa chọn đặt tên khi thành lập doanh nghiệp được rất nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm.
Ví dụ về đặt tên doanh nghiệp đơn giản, dễ nhớ, gợi nhớ đến sản phẩm dịch vụ
– Nếu bạn kinh doanh máy tính Laptop: Đặt tên:” Công ty TNHH Dịch vụ LapTop Pro”, như vậy tên này khá ngắn, chứa luôn tên sản phẩm, và rất dễ nhớ.
– Nếu bạn kinh doanh thời trang, đầy đủ các sản phầm thời trang, bạn có thể đặt tên: Công ty Cổ phần AZ Fashion, như vậy tên chứa ký tự AZ – Làm khách hàng gợi nhớ đến công ty này cung cấp từ A đến Z tất cả các sản phẩm thời trang, và chữ: “Fashion” là chữ tiếng anh, ngắn gọn, và cũng có thể thuận lợi cho việc quảng bá thương hiệu đến các đối tác nước ngoài mua hàng hóa sản phẩm của công ty mình.
Kinh nghiệm về cân đối lựa chọn mức vốn thành lập công ty:
Vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu? Có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu, tối đa?
Khi thành lập doanh nghiệp, Nếu các bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường thì không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty. Còn nếu các bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì sẽ phải có mức vốn tối thiểu theo quy định của từng ngành nghề đó.
+ Ví dụ bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh: Thương mại, bán buôn hàng hóa thông thường như quần áo, mỹ phẩm, máy móc, thiết bị..v.v. thì đối với ngành nghề này pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu là bao nhiêu, bạn có thể tùy ý đăng ký mức vốn tùy thuộc vào khả năng góp vốn của bạn. Ví dụ như 100 triệu, 500 triệu, 1 tỷ..v.v..
+ Ví dụ khi đăng ký ngành nghề kinh doanh bất động sản yêu cầu vốn pháp định là 20 tỷ thì doanh nghiệp cần đăng ký mức vốn điều lệ công ty tối thiểu là bằng 20 tỷ thì cơ quan đăng ký kinh doanh mới cấp phép hoạt động. Tương tự đối với ngành kinh doanh dịch vụ bảo vệ là 2 tỷ. Để hiểu rõ hơn về mức vốn tối thiểu thành lập công ty mời bạn tham khảo thêm tại bài:
Kinh nghiệm về việc góp vốn thành lập công ty
Việc góp vốn thành lập doanh nghiệp trong thời hạn bao lâu? Góp vốn bằng tài sản gì? Thời hạn góp vốn vào công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn này nếu doanh nghiệp chưa góp đủ vốn thì có trách nhiệm điều chỉnh giảm vốn điều lệ bằng số vốn thực góp. Tài sản góp vốn có thể bằng tiền mặt, ngoại tệ tự do chuyển đổi, Bất động sản, xe cộ, nhà cửa, Quyền sở hữu trí tuệ.
Kinh nghiệm về đăng ký ngành nghề kinh doanh và lựa chọn ngành nghề kinh doanh:
Ngành nghề không yêu cầu điều kiện kinh doanh là gì? Và ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh là gì?
Ngành nghề không yêu cầu điều kiện kinh doanh là khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh đó thì không cần chuẩn bị các điều kiện về chứng chỉ hành nghề hoặc chuẩn bị điều kiện về mức vốn pháp định.
Tham khảo chi tiết tại:
Kinh nghiệm đặt địa chỉ công ty như thế nào?
Khi mới thành lập công ty ban đầu, các bạn cần đặt tiêu chí tiết kiệm tối đa chi phí để dành vốn cho hoạt động doanh nghiệp, cho nên bạn có thể đặt địa chỉ công ty mượn tại nhà người thân, bạn bè, hoặc thuê văn phòng ảo thành lập doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí nhất .Địa chỉ công ty cần phải rõ ràng, chính xác, một địa chỉ có thể đặt được nhiều công ty.
Kinh nghiệm về lựa chọn người đại diện pháp luật như thế nào?
Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện mọi giao dịch nên là người quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Cho nên bạn cần lựa chọn người đại diện theo pháp luật phải là người có trình độ chuyên môn hoặc trình độ quản lý để điều hành doanh nghiệp, tránh việc lựa chọn người không đủ khả năng về kỹ năng kinh nghiệm. Tuy nhiên sau khi thành lập công ty các bạn vẫn có thể thay đổi người đại diện theo pháp luật.
Kinh nghiệm về lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp mới nhất quy định và phân chia ra 05 loại hình doanh nghiệp phổ biến sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH Một Thành Viên, Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên, Công ty Cổ Phần, Công ty Hợp Danh. Luật doanh nghiệp cũng quy định rõ ràng tính chất, đặc điểm, quy mô, cơ cấu tổ chức quản lý, quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty. Sau khi thành lập doanh nghiệp, nếu bạn cảm thấy loại hình doanh nghiệp hiện tại chưa phù hợp thì bạn có thể chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang loại hình khác.
Kinh nghiệm đóng thuế sau khi thành lập doanh nghiệp?
+ Thuế môn bài (Mức đóng thuế môn bài phụ thuộc vào mức vốn điều lệ mà công ty đăng ký. Tham khảo mức đóng thuế môn bài tại bài viết: Vốn điều lệ là gì?). Công ty phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Thuế giá trị gia tăng. Đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đóng sau khi kết thúc năm tài chính
+ Thuế xuất khẩu (Đối với doanh nghiệp xuất khẩu). Đóng khi thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa.
+ Thuế nhập khẩu (Đối với doanh nghiệp nhập khẩu). Đóng khi thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa.
Kinh nghiệm đóng thuế qua mạng bằng phần mềm chữ ký số điện tử
Đóng thuế qua mạng bằng phần mềm chữ ký số điện tử. Mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ ký số điện tử này để phục vụ việc báo cáo và đóng thuế. Và cần kế toán của công ty là người thực hiện các thao tác đóng thuế cho doanh nghiệp.
Kinh nghiệm mở tài khoản ngân hàng như thế nào?
Đại diện pháp luật mang CMND + Giấy chứng nhận doanh nghiệp + Con dấu doanh nghiệp ra ngân hàng mở tài khoản.
Kinh nghiệm về việc đăng ký nộp thuế điện thử thông qua tài khoản ra sao?
Kế toán dùng phần mềm chữ ký số lựa chọn ngân hàng để đăng ký thuế điện tử cho doanh nghiệp, sau đó ngân hàng sẽ xác nhận trên hệ thống việc đăng ký thuế điện tử cho doanh nghiệp.
Kinh nghiệm dùng phần mềm để nộp tờ khai thuế và đóng thuế cho công ty:
Dùng phần mềm chữ ký số điện tử. Toàn bộ doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ ký số này để nộp báo cáo thuế và đóng thuế.
Kinh nghiệm lựa chọn người làm kế toán cho công ty hoặc thuê dịch vụ kế toán
Sau khi thành lập doanh nghiệp thì công ty cần phải có người làm kế toán. Kế toán của công ty thực hiện việc báo cáo thuế, đóng thuế, làm sổ sách, xuất hóa đơn chứng từ. Nếu doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính thì có thể thuê 01 người làm kế toán về công ty. Mức lương để kế toán có kinh nghiệm làm được việc này giao động từ 9-15 triệu. Còn nếu công ty muốn tiết kiệm chi phí ban đầu thì thuê dịch vụ kế toán tại Bravolaw để tiết kiệm chi phí tối đa nhất.
Kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu truyền thống và Online:
Khi thành lập công ty mọi doanh nghiệp đều muốn xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp mình, cho nên cần chú ý xây dựng thương hiệu dạng dễ nhớ, dễ đọc, ngắn gọn, xúc tích và đặc biệt phải có ý nghĩa đối với khách hàng và với ngành nghề mình kinh doanh. Đặc biệt phải kết hợp giữa Marketing truyền thống và Marketing online trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển.
Trình tự thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật
Các bước thành lập công ty là điều các bạn cần tìm hiểu trước khi tiến hành thành lập doanh nghiệp. Khi thời đại kinh tế hóa bùng nổ viêc tìm hiểu kĩ càng các bước thành lập doanh nghiệp này giúp các bạn nắm được những thông tin cần thiết nhất trong dự định mở công ty của mình. Việc chuẩn bị nhanh chóng các thông tin, tài liệu giúp các bạn có thêm nhiều cơ hội kinh doanh, dễ dàng trong việc giao dịch với các cơ quan nhà nước và các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập công ty.
Bước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ thành lập công ty như hướng dẫn bên trên.
Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty theo từng loại hình doanh nghiệp lựa chọn
Bước 3: Nộp bộ hồ sơ thành lập công ty đầy đủ tới cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại.
Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nếu hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác).
Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp + Thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng + Thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.
Bước 8: Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp (Nếu các bạn chưa có chữ ký số điện tử thì bắt buộc phải mua chữ ký số điện tử để thực hiện được bước đóng thuế môn bài này.
Bước 9: Đến cơ quan thuế sở tại tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, và cuối cùng được xuất hóa đơn VAT).
Bước 10: Thực hiện việc báo cáo thuế, và làm sổ sách hàng tháng,quý, năm (Trong giai đoạn này trở về sau, doanh nghiệp bắt buộc phải có tối thiểu 01 kế toán có trình độ chuyên môn.Ở đây doanh nghiệp có 2 phương án:
Những thuận lợi và khó khăn khi thành lập công ty?
Thành lập công ty, bước ngoặt quyết định mang đầy cơ hội mở ra cánh cửa phát triển kinh doanh, tuy nhiên việc thành lập doanh nghiệp cũng mang không ít thách thức đến cho các doanh nhân trẻ. Dưới đây là những thuận lợi và khó khăn mang lại cho doanh nghiệp khi thành lập công ty:
Thuận lợi
- Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hợp pháp sẽ được pháp luật bảo vệ, tránh được những điều xấu có thể xảy ra như tranh chấp thương hiệu, vi phạm bản quyền.
- Có con dấu sử dụng riêng để ký kết và thực hiện hợp đồng với các đối tác, đảm bảo cho việc mua bán được đảm bảo hơn.
- Tâm lý chung của khách hàng sẽ thoải mái và tin tưởng nếu như họ hợp tác với một doanh nghiệp rõ ràng, hợp pháp.
- Được hỗ trợ các hình thức vay vốn sau khi hoạt động.
- Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân trong lĩnh vực kinh doanh.
- Được sử dụng và lưu thông hóa đơn tài chính
- Doanh nghiệp sẽ tự tạo được cho mình uy tín và dễ dàng quảng bá hình ảnh đến người tiêu dùng.
Thách thức và khó khăn
- Khó khăn về ý tưởng và lập kế hoạch kinh doanh: chuẩn bị cho mình một ý tưởng kinh doanh cũng như chiến lược hợp lý sẽ là tiền đề thành công đầu tiên, là phương hướng và mục tiêu để phát triển doanh nghiệp. Việc chuẩn bị ý tưởng cũng là cách để xem xét kỹ mức độ khả thi, đánh giá những yếu tố liên quan tác động đến quá trình thực hiện.
- Khó khăn về vốn và cơ sở vật chất: Việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng gặp nhiều khó khăn và trở ngại, gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc xin cấp vốn. Chính vì vậy nếu bạn là chủ doanh nghiệp nhỏ thì hãy cẩn trọng trong vấn đề quyết định đầu tư cơ sở vật chất để tránh lãng phí cũng như đạt hiệu suất cao nhất sau khi thành lập công ty .
- Khó khăn về nguồn nhân lực: Sau khi thành lập công ty, vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp chính là tìm kiếm “chất xám” cho công ty, việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với công ty là điều không phải dễ dàng.
- Khó khăn về quản lý: Chủ doanh nghiệp cần có chuyên môn quản lý tốt. Ngoài ra cần xây dựng mô hình hoạt động công ty cũng như bộ máy quản lý tốt, linh động , sáng tạo với tổ chức cụ thể.
Khi nào bạn cần phải thành lập công ty?
– Nhắc đến việc thành lập công ty ngoài vấn đề pháp lý, thủ tục mà bên cạnh đó vấn đề vốn, phương thức dự trù giúp bạn có thể huy động vốn dễ dàng (khi có sự cố). Khả năng dự đoán trước được lợi nhuận thu về cũng như quá trình hoạt động thu hồi vốn trong bao lâu?. Khi bạn có được kế hoạch phân tích, hành động trong các khía cạnh kinh doanh chi tiết, rõ ràng cũng là những vấn đáng để bạn quan tâm.
– Nếu như bạn đã có những điều kiện như trên cùng sự chuẩn bị kĩ càng trong khâu nhân sự, các cơ sở vật chất, địa điểm văn phòng hoạt động, chiến lược hoạt động và phát triển thì việc thành lập công ty lúc này đang rất cần thiết với bạn.
Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty như thế nào ?
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu)
- Dự thảo Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
- Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
- Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Nên chọn dịch vụ tư vấn thành lập công ty tại đâu là tốt nhất?
Với kinh nghiệm lâu năm cùng đội ngũ luật sư tư vấn giàu kiến thức, Bravolaw tự hào là công ty luật đảm bảo sự nhanh chóng nhất có thể cho khách hạng, chỉ trong khoảng thời gian ngắn dao, có thể phát sinh thêm nếu gặp trục trặc, nhưng với những phản hồi của các khách hàng thân thiết đánh giá thì các bước thành lập công ty sẽ chỉ diễn ra trong vòng 3-5 ngày.
“Chỉ với Bravolaw – Trong 3 ngày làm việc bạn sẽ có ngay một công ty tư nhân, công ty tnhh 1 thành viên, công ty tnhh 2 thành viên,… cho riêng mình” Hoặc với những bạn “star up trẻ” chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa dám mạo hiểm bước chân vào thương trường dám cho mình một cơ hội để khẳng định, tìm được lượng khách hàng ổn định và thu về cho mình một số khoản lợi nhuận ổn định, đừng lo Bravolaw luôn có những giải pháp riêng dành sẵn cho bạn.
Đảm bảo mọi quyền lợi cho bạn, tư vấn nhiệt tình và nhiệt tâm luôn là phương châm hoạt động hàng đầu của chúng tôi. Và đó cũng chính là lí do mà bạn cần phải đến ngay Bravolaw khi có quyết định thành lập công ty hay có ý định tìm hiểu thêm về qui trình thủ tục pháp lý cho công ty.
Trên đây là những chia sẻ quý báu nhất về kinh nghiệm mở công ty riêng mà cá nhân, tổ chức khi thành lập doanh nghiệp đều thắc mắc và còn nhiều câu hỏi khác nữa vì Luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành điều chỉnh về doanh nghiệp của nước ta rất phức tạp và thay đổi thường xuyên.
Với khối lượng lớn thông tin trên internet, vậy làm sao bạn có thể tìm hiểu hết về kinh nghiệm thành lập công ty riêng và những thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp được? Bạn không thể tự đọc tài liệu và tìm hiểu các thông tư, nghị định hướng dẫn chồng chéo và chưa có hệ thống đồng nhất. Công ty chúng tôi khuyên bạn nên để dành thời gian đó làm việc khác như tìm kiếm phương hướng phát triển công ty của mình và liên hệ với dịch vụ tư vấn làm thủ tục thành lập công ty để họ tư vấn và làm thủ tục thành lập doanh nghiệp giúp bạn. Họ sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn và giúp bạn hoàn thiện các giấy tờ thành lập công ty sớm nhất mà không mất nhiều thời gian. Hãy đến với Bravolaw để chúng tôi giúp đỡ bạn, công ty chúng tôi là một trong những thương hiệu uy tín đã giúp rất nhiều khách hàng trong giải quyết tốt các vấn đề mà khách hàng dự định tìm hiểu này.
Kinh nghiệm thành lập công ty riêng mà Bravolaw đã tích lũy qua việc mở công ty cho hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước sẽ giúp các bạn tránh được những rắc rối và những điều phát sinh không đáng có ảnh hưởng tới hoạt động doanh nghiệp của bạn. Hãy tham khảo kinh nghiệm thành lập công ty để có kiến thức cho riêng mình. Nếu cần hỗ trợ vui lòng liên hệ Bravolaw qua Hotline: 1900.6296 để được hướng dẫn miễn phí.
Mọi chi tiết về Kinh nghiệm thành lập công ty mới và những điều cần lưu ý để thành công xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW
Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline : 1900 6296
Email : [email protected]