Phân biệt quyền thành lập doanh nghiệp và quyền góp vốn vào doanh nghiệp

Trên thực tế, quyền thành lập doanh nghiệp và quyền góp vốn là hai quyền hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu được sự khác biệt giữa hai quyền này và rất hay nhầm lẫn. Trong bài viết này, Luật Bravolaw xin cung cấp các thông tin pháp lý cần thiết để bạn đọc có thể nắm rõ hơn phân biệt quyền thành lập doanh nghiệp và quyền góp vốn vào doanh nghiệp

Quyền thành lập doanh nghiệp

Quyền thành lập doanh nghiệp thường sẽ đi đôi với quyền quản lý doanh nghiệp. Pháp luật hiện tại chỉ quy định 3 nhóm đối tượng không được quyền thành lập doanh nghiệp tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2020 (Luật DN) bao gồm:

  • Đối tượng làm việc tại cơ quan nhà nước: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Đối tượng có năng lực hành vi dân sự bị hạn chế: Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân
  • Đối tượng đang gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Quyền góp vốn vào doanh nghiệp

Góp vốn hay cụ thể hơn là quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh được pháp luật giới hạn với hai đối tượng không được thực hiện quyền này tại khoản 3 Điều 18 Luật DN bao gồm:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình
  • Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Như vậy, có thể thấy đối tượng của quyền góp vốn rộng hơn so với quyền thành lập doanh nghiệp. Sở dĩ có sự khác biệt này bạn có thể hiểu đơn giản là giúp minh bạch hơn trong việc công với vấn đề kinh doanh tự do, bảo đảm bình đẳng và công bằng cho mọi đối tượng kinh doanh. Chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể trực tiếp liên hệ với Luật Bravolaw để nhận được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Rate this post

Mọi chi tiết về Phân biệt quyền thành lập doanh nghiệp và quyền góp vốn vào doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Dia Chi Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Dien Thoai Hotline : 1900 6296

Email Email : [email protected]

Không có comment nào !

Để lại một trả lời