Thành lập công ty phần mềm cần điều kiện gì?
Với sự bùng nổ và phát triển ngành công nghệ thông tin, phần mềm đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc điều hành quản lý. Vì vậy, việc kinh doanh phần mềm thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Bài viết sau đây của Luật Bravolaw sẽ cung cấp thông tin về Thành lập công ty phần mềm cần điều kiện gì?. Mời quý khách theo dõi nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp
Thành lập công ty phần mềm cần điều kiện gì?
Hiện nay, việc thành lập doanh nghiệp phần mềm sẽ không quá phức tạp, bởi điều kiện cần đáp ứng khi mở công ty phần mềm rất đơn giản, doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng những điều kiện như sau:
Điều kiện thành lập công ty công nghệ thông tin
– Phải có địa chỉ hoạt động kinh doanh hợp pháp. Tức là có giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất hợp lệ, có hợp đồng thuê đất, thuê trụ sở, văn phòng đúng quy định.
– Chủ doanh nghiệp phải đảm bảo có đủ năng lực dân sự, sức khỏe và là công dân hợp pháp, không thuộc các đối tượng bị hạn chế mở doanh nghiệp phần mềm.
– Doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực phần mềm, một số mã ngành nghề có thể đăng ký kinh doanh gồm:
+ Mã ngành 6201: Lập trình máy vi tính
+ Mã ngành 6202: Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính
+ Mã ngành 6209: Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính
+ Mã ngành 6311: Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan
+ Mã ngành 4741: Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh
+ Mã ngành 631: Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan; cổng thông tin
– Nếu kinh doanh ngành nghề liên quan đến phần mềm, thiết bị ngụy trang, ghi âm, định vị, ghi hình thì doanh nghiệp cần tiến hành xin giấy phép đủ điều kiện về an ninh, trật tự mới được phép đi vào kinh doanh.
Quy trình thành lập công ty phần mềm
Bước 1: Chuẩn bị tên và địa chỉ của công ty phần mềm
Tên công ty
– Có địa chỉ công ty, doanh nghiệp mới có thể đăng ký mở công ty. Do đó, doanh nghiệp phải chuẩn bị địa chỉ đặt công ty đúng, cụ thể, nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Không được sử dụng địa chỉ giả.
Địa chỉ công ty
– Có địa chỉ công ty, doanh nghiệp mới có thể đăng ký mở công ty. Do đó, doanh nghiệp phải chuẩn bị địa chỉ đặt công ty đúng, cụ thể, nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Không được sử dụng địa chỉ giả.
Bước 2: Chọn người đại diện theo pháp luật cho công ty phần mềm:
– Phải chọn một người có đủ năng lực, kinh nghiệm và có khả năng thực hiện tốt trách nhiệm của một người đại diện pháp luật của công ty phần mềm. Có thể để cho chủ tịch, giám đốc… làm người đại diện pháp luật cho công ty. Tuy nhiên, người đại diện có thể thay đổi sau khi công ty đi vào hoạt động kinh doanh, nên nếu chưa hài lòng, doanh nghiệp có thể làm thủ tục thay đổi người đại diện.
Bước 3: Chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh và loại hình doanh nghiệp
Đăng ký ngành nghề kinh doanh:
– Trường hợp công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì không cần đáp ứng điều kiện mà có thể trực tiếp hoạt động kinh doanh ngay sau khi có giấy phép.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
– Công ty phần mềm cần có loại hình doanh nghiệp phù hợp, như vậy mới thuận lợi thành lập và đi vào hoạt động. Doanh nghiệp cần căn cứ vào số lượng thành viên góp vốn, điều kiện hoạt động kinh doanh hoặc mong muốn của doanh nghiệp và chọn loại hình thích hợp với công ty.
Bước 4: Chuẩn bị vốn tối thiểu và tiến hành kê khai vốn điều lệ cho công ty phần mềm
Vốn tối thiểu của công ty phần mềm
– Muốn thành lập công ty phần mềm thì chắc chắc doanh nghiệp phải chuẩn bị vốn. Mức vốn có thể tùy vào khả năng tài chính hoặc theo quy định ngành nghề về vốn tối thiểu.
Kê khai vốn điều lệ
– Ngoài ra, khi mở một công ty, thì doanh nghiệp phải thực hiện kê khai vốn điều lệ. Số vốn này có trường hợp cần chứng minh, có trường hợp lại không. Bởi vì hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải kê khai khi đăng ký kinh doanh. Tức là doanh nghiệp có thể đăng ký vốn điều lệ từ vài triệu đồng cho đến vài tỉ đồng.
Bước 5: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp phần mềm và nộp hồ sơ lên Sở KH & ĐT
Hồ sơ chi tiết để đăng ký thành lập công ty phần mềm gồm:
– Danh sách cổ đông cùng thành viên có góp vốn vào công ty.
– Các giấy tờ liên quan như: CMND, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập…
– Giấy đề nghị Sở Kế hoạch và đầu tư cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty.
– Điều lệ cụ thể của doanh nghiệp
Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lên Sở KH & ĐT
– Doanh nghiệp mang hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư và chờ từ 3 – 6 ngày để lấy giấy phép đăng ký kinh doanh hợp lệ.
– Trường hợp hồ sơ sau xót, doanh nghiệp sẽ được trả lời lý do bằng văn bản.
Bước 6: Tiến hành khắc con dấu và công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Tiến hành khắc con dấu
– Doanh nghiệp phải đặt khắc con dấu của công ty, số lượng và hình thức do doanh nghiệp quyết định, nhưng cần phải đảm bảo con dấu thể hiện được những thông tin cần thiết như tên công ty hay mã số doanh nghiệp.
Công bố thông tin công ty phần mềm
– Thời hạn tối đa để thực hiện thủ tục này là 30 ngày kể từ ngày có giấy phép thành lập công ty phần mềm. Nếu quá thời gian trên mà doanh nghiệp không thực hiện việc công bố thông tin công ty thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính từ 1 triệu VNĐ đến 2 triệu VNĐ.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: ”Thành lập công ty phần mềm cần điều kiện gì?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết. Vui lòng liên hệ theo Zalo và Hotline. Bên cạnh đó,Quý khách hàng cần sử dụng dịch vụ thành lập công ty hãy gọi cho Luật Bravolaw.
Mọi chi tiết về Thành lập công ty phần mềm cần điều kiện gì? xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW
Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline : 1900 6296
Email : [email protected]