Thành lập chi nhánh tại Việt Nam thì phải nộp những loại thuế gì?
Hiện nay có nhiều thắc mắc về thành lập chi nhanh cần nộp những loại thuế nào?. Hôm nay, Luật Bravolaw xin giải đáp thắc mắc về vấn đề Thành lập chi nhánh tại Việt Nam thì phải nộp những loại thuế gì qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
- Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
- Thông tư 78/2014/TT-BTC
- Thông tư 219/2013/TT-BTC
- Nghị định 139/2016/NĐ-CP
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
- Nghị định 07/2016/NĐ-CP
Chi nhánh công ty là gì?
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 thì: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Điều kiện để công ty nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam
Theo Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:
– Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia; vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
– Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
– Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh; hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
– Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
– Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam; hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia; vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Thành lập chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam phải nộp những loại thuế nào?
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Điều 2 văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/VBHN-VPQH năm 2020:
1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
3. Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
a) Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;”
Như vậy, khi thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam; doanh nghiệp nước ngoài phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó; đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;
Thuế thu nhập doanh nghiệp = (Thu nhập tính thuế – các khoản trích lập KH&KT ) x thuế suất.
Trong đó thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%
Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Khoản 3 Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về người nộp thuế GTGT bao gồm:
“Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;”
Như vậy, chi nhánh của công ty nước ngoài đại diện cho doanh nghiệp nước ngoài tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thuộc trường hợp tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam (Chi nhánh không có tư cách pháp nhân). Vậy chi nhánh là người nộp thuế GTGT.
Mức thuế suất cụ thể sẽ phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh cụ thể. Trường hợp chi nhánh có cung cấp dịch vụ thiết kế thì thuế suất thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ là 10%, thuế suất tính theo phương pháp trực tiếp là 5%.
Thuế thu nhập cá nhân của Người lao động
Căn cứ thông tư 111/2013/TT-BTC và thông tư 156/2013/TT-BTC; thì tổ chức chi trả thu nhập khi trả thu nhập cho người lao động phải tiến hành khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người lao động (nếu có); và kê khai, nộp số thuế đó theo quy định của pháp luật.
Nếu như chi nhánh hoạt động tại Việt Nam, có trực tiếp sử dụng lao động; và trả thu nhập cho người lao động thì sẽ phải có trách nhiệm kê khai; khấu trừ, nộp thay thuế TNCN cho người lao động.
Về thuế suất thuế thu nhập cá nhân:
- Nếu người lao động ký HĐLĐ dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động; thì khấu trừ thuế TNCN là 10%
- Nếu người lao động ký HĐLĐ từ đủ 03 tháng trở lên thì khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần
- Nếu người lao động là cá nhân không cư trú của Việt Nam thì khấu trừ thuế TNCN là 20%
Lệ phí môn bài
Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về người nộp lệ phí môn bài gồm:
- “Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).”
- Mức thu lệ phí môn bài đối với chi nhánh là 1.000.000 đồng.
Ngoài ra, đối với những hoạt động đặc thù khác như xuất nhập khẩu; khai thác tài nguyên, sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì công ty ở Việt Nam sẽ phải nộp các loại thuế tương ứng với từng loại hình theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài đang ồ ạt thành lập công ty con, chi nhánh tại Việt Nam. Vậy nên, ngoài các thủ tục liên quan đến thành lập công ty thì tìm hiểu về những loại thuế mà doanh nghiệp nước ngoài phải nộp là cực kỳ quan trọng. Điều đó sẽ giúp các công ty còn hoạt động suôn sẻ tại thị trường Việt Nam hơn.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Bravolaw muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn hay sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Mọi chi tiết về Thành lập chi nhánh tại Việt Nam thì phải nộp những loại thuế gì? xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW
Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline : 1900 6296
Email : [email protected]