Quy trình thành lập công ty chi tiết

Nếu như bạn đang có ý tưởng thành lập công ty nhưng lại đang bế tắc về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp năm 2021. Bravolaw với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn về hồ sơ thành lập công ty năm 2021.

Quy trình thành lập công ty 2018

Bài viết mới:

Một quy trình thành lập công ty bao gồm các thủ tục  như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết lập hồ sơ thành lập công ty

1. Lựa chọn doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp:

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là công việc quan trọng đầu tiên mà các nhà khởi nghiệp quan tâm. Loại hình doanh nghiệp rất quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu. Đồng thời ảnh hưởng lâu dài đến hướng đi và tầm nhìn của công ty.

2. Chuẩn bị bản sao y công chứng CMND hoặc hộ chiếu của các thành viên (Đối với loại hình công ty TNHH), các cổ đông ( Đối với công ty cổ phần)

3. Lựa chọn đặt tên công ty:

Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và Tên riêng. Tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm

Tên công ty không được trùng lặp hoàn toàn với các công ty đã thành thành lập trước đó. Để xác định tên công ty mình dự kiến đặt có bị trùng với những công ty khác  hay không, bạn có thể truy cập vào vào “dangkykinhdoanh.gov.vn” để kiểm tra.

4. Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

5. Xác định ngành nghề kinh doanh mà công ty dự kiến kinh doanh.

Bạn cần tìm hiểu xem ngành nghề kinh doanh có cần điều kiện hay không (điều kiện về giấy phép con, điều kiện về vốn pháp định…)

6. Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

7. Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).

Bước 2: Tiến hành thủ tục soạn và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới

1. Soạn thảo hồ sơ thủ tục thành lập công ty.

Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty
  • Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập và người đại diện theo pháp luật ký từng trang;
  • Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông, thành viên và đại diện pháp;
  • Giấy tờ chứng thực của cổ đông sáng lập, các thành viên, người đại diện theo pháp luật;

+ Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực;

+ Nếu thành viên góp vốn là tổ chức: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy tờ tương đương khác; bản sao hợp lệ Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác (mỗi loại 1 bản);

  • Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu (1 bản);
  • Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định thì nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (1 bản);
  • Doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì nộp kèm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề (1 bản);

2. Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp Tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Nộp hồ sơ không nhất thiết người đại diện pháp luật của công ty phải đi nộp hồ sơ. Người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công bố thông tin thành lập mới doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia.

Bước 3: Thủ tục khắc và phát hành mẫu dấu pháp nhân

1. Cung cấp bản sao y công chứng giấy phép kinh doanh đến cơ sở có chức năng khắc dấu để tiến hành khắc mẫu dẫu pháp nhân.

2. Làm thủ tục thông báo mẫu dấu cho công ty lên sở KH&ĐT

Bước 4: Các thủ tục sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật, sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tại sở KH&ĐT cần thực hiện các công việc sau:

1. Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp;

2. Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với chi cục thuế quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

3. Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử;

4. Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài;

Trên đây là toàn bộ quy trình, thủ tục để thành lập công ty, doanh nghiệp mới nhất hiện nay. Hãy liên hệ với Bravolaw ngay bây giờ để được chúng tôi tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp nhất .

5/5 - (4 votes)

Mọi chi tiết về Quy trình thành lập công ty chi tiết xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Dia Chi Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Dien Thoai Hotline : 1900 6296

Email Email : [email protected]

Bài viết liên quan :

Không có comment nào !

Để lại một trả lời