Những lưu ý khi đăng ký tên hộ kinh doanh cá thể không thể bỏ qua

Những lưu ý cần nắm rõ khi thực hiện thủ tục đăng ký tên hộ kinh doanh về quy định đặt tên hộ kinh doanh cá thể hiện nay để tránh gặp phải những vướng mắc không cần thiết về mặt pháp lý có thể tham khảo nội dung Luật Bravolaw tư vấn dưới đây.

Hỏi về cách đặt tên hộ kinh doanh từ khách hàng: Tôi muốn thành lập hộ kinh doanh cá thể thì tên hộ kinh doanh phải đặt như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Đăng ký tên hộ kinh doanh
Giải đáp từ Luật Bravolaw nội dung:
Tên hộ kinh doanh được quy đinh tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Theo đó mỗi hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Việc đặt tên hộ kinh doanh phải bao gồm hai thành tố sau đây:
  • Loại hình “Hộ kinh doanh”;
  • Tên riêng của hộ kinh doanh.
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
Kết hợp hai thành tố trên sẽ có được tên gọi chính thức của hộ kinh doanh. Có thể lấy ví dụ như sau: Hộ kinh doanh Lê Nam; Cơ sở phân phối thực phẩm sạch Fresh Food;…
Tuy nhiên, cần phải lưu ý:  không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh. Ngoài ra, tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.
Việc quy định các điều kiện về việc đặt tên hộ kinh doanh là nhằm tránh gây ra sự nhầm lẫn đối với các doanh nghiệp và công ty cũng như các hộ kinh doanh khác đang hoạt động trên thị trường. Đồng thời nhằm hạn chế việc các chủ thể lợi dụng việc đựt tên để cạnh tranh không lành mạnh với các hộ kinh doanh khác. Quy định về điều kiện đối với tên gọi của hộ kinh doanh còn nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, tránh việc người tiêu dùng nhầm lẫn khi sử dụng sản phẩm của hộ kinh doanh.
Trich dẫn một số kinh nghiệm về đặt tên hộ kinh doanh hay như cách đặt tên công ty cách hợp lý và đẹp nhất

Kinh nghiệm đặt tên cửa hàng:

  • Tên cửa hàng của bạn phải được đặt bằng tiếng Việt, nếu có tiếng Anh thì khi làm bảng hiệu cần phải để chữ tiếng anh kém nổi bật và cỡ chữ nhỏ hơn tiếng Việt
  • Tên cửa hàng cần phải đặt phù hợp và không đặt những từ ngữ thô tục trái với phong tục tập quán của người Việt Nam
  • Tên cửa hàng không được trùng với những tên cửa hàng khác
  • Cần đăng ký kinh doanh, đăng ký tên cửa hàng tại cơ quan có thẩm quyền trực thuộc khu vực bạn mở cửa hàng

Kinh nghiệm đặt tên hộ kinh doanh dựa trên ngành nghề hoạt động

  • Đặt tên cửa hàng gợi ý hay chính là tên ngành nghề bạn hoạt động kinh doanh
  • Cách đặt tên này chỉ phù hợp với những ngành hàng đặc thù, tính cạnh tranh không cao. tên được đặt theo cách này sẽ giúp cho người đọc hoặc người nghe có thể hình dung được và biết ngay cửa hàng của bạn đang hoạt động trong lĩnh vực gì. Nhưng việc đặt tên như thế sẽ không được hiệu quả cho lắm nếu cửa hàng của bạn kinh doanh những mặt hàng cạnh tranh như về thời trang về sửa chữa máy tính, hàng điện thoại, đồ nội thất…
  • Thế nên nếu bạn muốn đặt tên theo cách này bạn cần cách điệu thêm, đưa ra một cái tên rồi có từ mô tả ngắn gọn và phù hợp về ngành hàng đó

Kinh nghiệm đặt tên cửa hàng theo tên cá nhân sao cho phù hợp nhất

  • Đặt tên cửa hàng theo tên cá nhân phù hợp với những cơ sở, cửa hàng kinh doanh vừa và nhỏ tuy nhiên đến nay cũng có rất nhiều cửa hàng, công ty đặt tên theo cách này và cũng rất thành công và có tên tuổi. Điển hình ví dụ về ông vua thép Andrew Carnegie ông không biết gì về sản xuất thép nhưng trong kinh doanh thì khác, khi ông muốn bán đường ray cho công ty xe lửa Pennsylvania Railroad lúc đó hội trưởng của công ty là J.Edgar Thomson và ông đặt tên xưởng thép của mình là J.Edgar Thomson. Và tất nhiên ông Thomson khoái chí và mua liền đường ray của xưởng mang tên mình.
  • Đặt tên theo tên chủ cửa hàng + từ liên quan đến ngành hàng, hoặc từ tiếng anh cách điệu đi.
  • Đặt tên theo những người đồng sáng lập, góp vốn cho cửa hàng.
  • Đặt tên theo người thân trong gia đình như mẹ, con, chồng hoặc bố mẹ.
  • Đặt tên cửa hàng để ghi nhớ về ai, hoặc cảm ơn ai đó.

Kinh nghiệm đặt tên cửa hàng theo địa danh nổi bật về các mặt hàng đấy là yếu tố thường xuyên dùng tới 

  • Cách đặt tên này thích hợp với những mặt hàng kinh doanh mang tính bản địa . Một số kinh nghiệm đặt tên cửa hàng theo phương pháp này:
  • Đặt tên theo các địa danh, khu vực có các mặt hàng là đặc sản của các vùng đó, và được nhiều người công nhận yêu thích như: Nem chua thanh hóa, bún bò Huế, bánh đa cua hải phòng.
  • Đặt tên cửa hàng theo các danh lam thắng cảnh cảnh nổi tiếng của đất nước như: phố cổ, Hội an, Bà nà…

Kinh nghiệm khi đặt tên cửa hàng bằng các tính từ phổ biến gây ấn tường khách hàng

  • Khi bạn sử dụng phương pháp này bạn nên định hình được những mong muốn mà bạn đặt lên cửa hàng, hay chỉ đơn giản là nó lạ độc và hay.
  • Những tính từ hay những câu nói thường ngày độc mà lạ mà nó trở thành xu thế mà nhiều bạn trẻ thích như bạn có thể đặt bằng cái tên: A đây rồi, Ối rời ơi, giải ngố, thích thì nhích, FA quán.
  • đặt tên là: Bảo tín Minh Châu, Trọng Tín… đặt tên như vậy sẽ gọi lên sự uy tín của cửa hàng và sự uy tín mà chủ cửa hàng muốn hướng tới.
  • Đặt tên là: an khang, hưng thịnh, việt phát… nói lên mong muốn hưng thịnh và phát triển của công ty.

Kinh nghiệm đặt tên cửa hàng theo các danh từ liên quan đến cuộc sống, xã hội phổ biến

  • Khi bạn quyết định đặt tên theo phong cách này bạn cần xem xét và chọn những cái tên phù hợp mà mình yêu thích.
  • Đặt tên lấy cảm hứng từ cây cối, loài vật: Cây đa, Hoa Hồng, Hoa Quỳnh,
  • Lấy cảm hứng từ văn học, truyền thuyết dân gian của việt Nam: như chú cuội, thằng bờm, Thị Mầu… đặt tên như vậy sẽ làm cho cửa hình đậm chất Việt Nam phù hợp với những cửa hàng bán đồ truyền thống.
  • Lấy cảm hứng từ tên bài hát: chênh vênh, xe đạp, thu cuối.
  • Đặt tên lấy cảm hứng từ truyện, hay từ bộ phim nào đó như: coffe Harry Porter, Tom và Jerry.

Kinh nghiệm đặt đặt tên cửa hàng kết hợp với ngoại ngữ

  • Cách này được nhiều cửa hàng sử dụng bằng việc ghép các từ tiếng việt với tiếng anh. Ví dụ ghép với những từ tiếng anh như Fashion, Shop, Shose, Spa, beautiful,…
Trên đây là những nội dung tư vấn về pháp lý và chia sẻ kinh nghiệm thực tế về việc đặt tên cửa hàng , đăng ký tên doanh nghiệm khi hoạt động kinh doanh. Nếu có gì cần giải đáp thêm, bạn vui lòng liên hệ Hotline 1900 6296 của Luật Bravolaw để được trợ giúp tốt nhất.
Rate this post

Mọi chi tiết về Những lưu ý khi đăng ký tên hộ kinh doanh cá thể không thể bỏ qua xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Dia Chi Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Dien Thoai Hotline : 1900 6296

Email Email : [email protected]

Không có comment nào !

Để lại một trả lời