Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để kinh doanh

Tôi có nhu cầu muốn mở công ty và tôi thấy bây giờ người ta hay thành lập công ty TNHH hoặc công ty Cổ phần. Vậy tôi rất muốn các Luật sư có thể tư vấn cho tôi nên chọn loại hình doanh nghiệp nào để có thể thuận tiện cho việc làm ăn.

lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào

Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào phù hợp với bạn

Dịch vụ tư vấn thành lập công ty của BRAVOLAW sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Thành lập công ty không phải là điều đơn giản bởi nếu không có sự chuẩn bị kỹ trước khi thành lập thì bạn sẽ gặp phải không ít khó khăn trong quá trình hoạt động sau này. Bài viết này chúng tôi xin cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và cần thiết nhất về hai loại hình công ty mà bạn đang thắc mắc nhằm giúp bạn có sự lựa chọn hợp lý nhất để tiến hành hoạt động kinh doanh.

Đối với mô hình công ty Cổ phần: Là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

– Ưu điểm:

+ Chế độ trách nhiệm của công ty Cổ phần là hữu hạn nên mức độ rủi ro của các cổ đông là không cao;

+ Khả năng hoạt động của công ty là rất rộng;

+ Khả năng huy động vốn của công ty là rất cao do được phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là ưu điểm vượt trội so với các loại hình doanh nghiệp khác;

+ Số lượng thành viên không bị hạn chế nên có lợi thế cả về nguồn vốn và nguồn nhân lực;

+ Việc quản lý và điều hành công ty thông qua hội đồng quản trị nên các quyết định được đưa ra đảm bảo sự khách quan, công bằng và hạn chế được rủi ro.

– Hạn chế:

+ Do số lượng thành viên không hạn chế nên cơ cấu tổ chức của công ty nhiều khi hơi cồng kềnh, khó quản lý;

+ Việc quyết định các vấn đề quan trọng dưa trên phiếu bầu trong cuộc họp sẽ làm mất thời gian gây cản trở đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với mô hình công ty TNHH: Là loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sơ hữa, số lượng thành viên tối đa là 1 và tối thiểu không quá 50 thành viên. Chủ sở hữu( công ty TNHH 1 thành viên), các thành viên( công ty TNHH 2 thành viên trở lên) chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản tỏng phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.

– Ưu điểm:

+ Công ty TNHH 1 thành viên: Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty nên có thể đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và kịp thời.

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Số lượng thành viên không quá nhiều và hầu hết đều là người quen biết, tin cậy nhau nên việc quản lý và điều hành không quá phức tạp.

+ Do có tư cách háp nhân nên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong số vốn đã góp nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu và các thành viên.

– Nhược điểm:

+ Do không được phát hành cổ phiếu nên việc huy động vốn có phần bị hạn chế hơn sơ với công ty Cổ phần;

+ Số lượng thành viên bị hạn chế không quá 50 người.

Cả hai loại hình công ty này đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Để lựa chọn được mô hình phù hợp, bạn cần quan tâm đến các vấn đề khác như:

– Ngành, nghề kinh doanh: Đây là một yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh đồng thời cũng là yếu tố chi phối các yếu tố khác. Có rất nhiều ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề hay yêu cầu mức vấn pháp định hoặc các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khác.

– Vốn điều lệ: Ngoài nhưng ngành, nghề có yêu cầu vốn pháp định thì các ngành, nghề hầu hết là không quy định về mức vốn. Doanh nghiệp có thể tự đăng ký số vốn này và không cần chứng minh dưới bất kỳ hình thức nào.

– Xác định các cổ đông, thành viên công ty: Là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp nên cần có sự cân nhắc trước khi tiến hành hợp tác để thành lập.

– Người đại diện theo pháp luật: Là người chịu trách nhiệm chính về mọi vấn đề hoạt động của công ty, đại diện công ty tiến hành ký kết hay làm việc với các cơ quan, tổ chức khác. Người đại diện có thể là Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới nhất năm 2015:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên( công ty TNHH).

– Danh sách cổ đông sáng lập hoặc cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài( công ty Cổ phần).

– Giấy tờ chứng thực thông tin cá nhân của các thành viên công ty như: Chứng minh thư nhân dân, Thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu.

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh.

Thời gian: 03 ngày làm việc, từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện mà bạn đang có. Còn vấn đề gì thắc mắc, liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900 6296 của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn miễn phí.

Công ty TNHH tư vấn BRAVO – Nơi kiến tạo thành công! Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

 

Rate this post

Mọi chi tiết về Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để kinh doanh xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Dia Chi Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Dien Thoai Hotline : 1900 6296

Email Email : [email protected]

Bài viết liên quan :

Không có comment nào !

Để lại một trả lời