Một số lưu ý khi thành lập công ty 2020

Do ảnh hưởng của dịch covid-19 đã làm nền kinh tế trên toàn cầu bị suy thoái, sự ảm đạm khiến các nhà đầu tư kinh doanh đang có nhu cầu thành lập công ty trở lên khó khăn khi bắt đầu vào công việc. Hiện tại một phần dịch bệnh đã được khống chế nên đây chính là lúc nhà đầu tư kinh doanh bắt tay vào mở công ty. Để khách hàng nắm rõ được các thông tin cơ bản Bravolaw xin gửi tới quý khách hàng những lưu ý khi thành lập công ty 2020.

Một số lưu ý khi thành lập công ty 2020

Một số lưu ý khi thành lập công ty 2020

Bài viết mới:

Những lưu ý khi thành lập công ty 2020

1. Đặt trụ sở công ty khi thành lập

Trụ sở công ty đóng vai trò vô cùng quan trọng khi thành lập công ty. Việc thành lập công ty chủ sở hữu cần chuẩn bị địa chỉ trụ sở trước. Trước tiên khách hàng cần phải đánh giá  thị trường tiềm năng với mặt hàng, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sau này sao cho phù hợp. Sau khi chọn được tỉnh thành phố kinh doanh thì doanh nghiệp cần tìm địa chỉ kinh doanh thuận lợi tiện đi lại. Nên chọn các thành phố lớn mật độ dân cư đông giúp doanh nghiệp dễ quảng cáo phát triển thương hiệu. Địa chỉ trụ sở công ty cũng ảnh hưởng đến việc phát hành hóa đơn của doanh nghiệp sau này. Doanh nghiệp chỉ được phát hành hóa đơn nếu đủ các điều kiện sau đây:
Địa chỉ công ty phải là nhà đất hoặc văn phòng có sổ đỏ và không dùng để ở. Nếu là địa chỉ thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà ghi rõ ràng.

2. Điều kiện thành lập công ty

Đối với việc thành lập công ty chủ sở hữu không cần bằng cấp trừ trường hợp công ty kinh doanh các ngành nghề cần chuyên môn như Luật, kế toán, ngân hàng,…vv,. Không cần sổ hộ khẩu tại tỉnh thành nơi đặt trụ sở công ty.

3. Chọn loại hình công ty

Tùy thuộc vào mỗi  vào ngành nghề kinh doanh, số lượng thành viên và mô hình công ty khách hàng. Có tất cả 5 loại hình doanh nghiệp để khách hàng lựa chọn nhưng theo kinh nghiệm của Bravolaw khách hàng chỉ nên lựa chọn 3 loại hình cơ bản và phổ biến nhất hiện nay là:  Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên và công ty cổ phần. Về sự khác biệt giữa 3 loại hình này thì hầu như không có khác biệt nhiều. Chỉ khác nhau cơ bản về khả năng huy động vốn. công ty cổ phần do có số lượng thành viên lớn ( không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn vào công ty) và có khả năng phát hành chứng khoán để kêu gọi vốn nên việc huy động vốn công ty cổ phần sẽ linh động hơn. Ngoài ra nhìn chung sẽ không có sự khác biệt.

4. Đặt tên công ty

Hiện nay việc đặt tên công ty khi đăng ký doanh nghiệp là điều quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình và thời gian đăng ký doanh nghiệp. Chính vì vậy để tiết kiệm thời gian đăng ký kinh doanh nghiệp nên chuẩn bị 2 đến 3 tên dự kiến.
Tên công ty bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên công ty đặt cần không được trùng lặp với các doanh nghiệp đã đăng ký trên hệ thống đăng ký kinh doanh và nếu có ngành nghề kinh doanh chính của công ty càng tốt.

5. Ngành nghề kinh doanh công ty

Khi đăng ký kinh doanh công ty cần đăng ký các ngành nghề mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh sau khi thành lập. Các ngành nghề đăng ký không thuộc ngành nghề bị cấm kinh doanh. Một số lưu ý quan trọng là khi đăng kỹ ngành nghề kinh doanh công ty thì khách hàng nên bổ xung các ngành nghề có liên quan để sau này doanh nghiệp có thể hoạt động mà không cần làm hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh tránh trường hợp gây tốn kém thời gian và chi phí. Đối với 1 số ngành nghề kinh doanh có điều kiện doanh nghiệp muốn hoạt động cần chú ý tới việc xin giấy phép con sau khi thành lập.

6. Lưu ý khi lựa chọn người đại diện pháp luật

Việc lựa chọn người đại diện pháp luật vô cùng quan trọng mang ý nghĩa to lớn đối với việc vận hành và quản lý công ty sau này. Nhà đầu tư kinh doanh bỏ vốn ra thành lập công ty có thể trực tiếp đứng ra thành lập công ty hoặc thuê người địa diện pháp luật công ty. Do tính chất người đại diện pháp luật thường xuyên phải di chuyển đi công tác. Để tạo sự thuận lợi trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp thì công ty có thể đăng ký 2 người đại diện pháp luật.

7. Đăng ký vốn điều lệ công ty

Việc đăng ký mức vốn điều lệ công ty phụ thuộc vào khả năng tài chính, quy mô của công ty. Hiện nay chưa có quy định nào yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu và mức tối đa vì vậy chủ sở hữu doanh nghiệp nên đăng ký mức vốn điều lệ làm sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty. Lưu ý thời hạn góp vốn là trong vòng 90 ngày sau khi thành lập doanh nghiệp cần chú ý tới thời gian để góp vốn vào doanh nghiệp cho phù hợp.
Vốn điều lệ cũng ảnh hưởng trực tiếp tới thuế môn bài khoản thuế doanh nghiệp phải đóng hàng năm.
Lưu ý năm đầu tiên hoạt động sau khi thành lập là doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí thuế môn bài theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về thuế môn bài.
Thuế môn bài các năm tiếp theo doanh nghiệp sẽ phải đóng dựa theo bậc và đóng mỗi năm 1 lần thời gian từ ngay 1/1 đến hết ngày 30/1 năm đó và đóng đến khi giải thể doanh nghiệp.

  • Bậc 1: áp dụng cho doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ sẽ phải đóng 3 triệu đồng 1 năm- Tiểu mục 2863
  • Bậc 2: Áp dụng cho doanh nghiệp có vốn điều lệ 10 tỷ trở xuống sẽ phải đóng 2 triệu đồng 1 năm- Tiểu mục nộp thuế là 2862
  • Bậc 3 áp dụng cho chi nhánh văn phòng đại diện địa điểm kinh doanh áp dụng tiểu mục nộp thuế môn bài là 2864

Trên đây là toàn bộ những lưu ý khi khách hàng chuẩn bị thành lập công ty. Để được giải đáp thêm hoặc tham khảo thêm những nội dung doanh nghiệp cần làm sau khi thành lập công ty khách hàng vui lòng tham khảo đường dẫn dưới đây hoặc liên hệ với Bravolaw qua Hotline: 1900.6296.

Rate this post

Mọi chi tiết về Một số lưu ý khi thành lập công ty 2020 xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Dia Chi Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Dien Thoai Hotline : 1900 6296

Email Email : [email protected]

Không có comment nào !

Để lại một trả lời