Mã ngành cấp 4 là gì?
Khi tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chắc chắn bạn phải trải qua việc lựa chọn ngành nghề và điền thông tin phù hợp vào giấy đăng ký kinh doanh. Không những ở khâu đăng ký, mà không thể thiếu khi sửa đổi bổ sung thông tin kinh doanh của doanh nghiệp. Tìm hiểu thêm về mã ngành cấp 4 trong bài viết dưới đây của Luật Bravolaw nhé.
Quy định về mã ngành cấp 4 theo pháp luật
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Quy định trên đã khẳng định nguyên tắc đăng ký doanh nghiệp là phải chọn được mã ngành cấp 4. Hiện tại theo hướng dẫn tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được chia làm 5 cấp với cách thức mã hóa mỗi ngành khác nhau, cụ thể:
- Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U
- Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng
- Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng
- Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng
- Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng
Xác định mã ngành nghề chính xác khi tiến hành thủ tục doanh nghiệp
Việc xác định ngành nghề không chỉ là quy định bắt buộc của pháp luật đối với doanh nghiệp, mà việc này còn giúp doanh nghiệp doanh nghiệp thể hiện ưu điểm vượt cụ thể của mình với khách hàng, đối tác. Vì vậy, khi tiến hành tra cứu để xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực nào thì ngoài việc thể hiện lĩnh vực đó trên tên công ty bạn cần đẩy các ngành nghề liên quan lên đầu danh sách để đối tác dễ nhận biết.
Thứ 2, xác định rõ khi kinh doanh những ngành nghề này cần các loại giấy phép con nào
Thứ 3, chọn chính xác mã ngành cấp 4 và có thể chi tiết hóa ở mã ngành cấp 5 khi tiến hành điền tờ khai
Tất nhiên, việc xác định cụ thể và hợp lý nhất mã ngành nghề cho doanh nghiệp cũng khá khó khăn bởi hệ thống ngành kinh tế hiện tại có quá nhiều ngành nghề. Trong trường hợp bạn biết nên làm thế nào để tiến hành lựa chọn chính xác nhất, hãy để lại câu hỏi hoặc trực tiếp liên hệ với Luật Bravolaw theo các phương thức dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất!
Mọi chi tiết về Mã ngành cấp 4 là gì? xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW
Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline : 1900 6296
Email : [email protected]