Khi nào cần làm hợp đồng thành lập công ty?

“Đã làm ăn là phải có hợp đồng rõ ràng!” câu nói này chắc chắn ai cũng đã nghe qua. Đúng vậy! Kinh doanh tổng hợp rất nhiều sự kết nối, những quan hệ mang tính phụ thuộc, giúp đỡ, hỗ trợ,… lẫn nhau, là việc mà cần rất nhiều người chung tay, góp sức. Vì thế nên cần phải có một văn bản “giấy trắng mực đen” thống nhất những quy tắc chung mà các chủ thể liên quan cần tuân theo trong thời hạn đã định. Thành lập công ty cũng vậy, cần có hợp đồng thành lập công ty giữa những chủ thể tạo dựng doanh nghiệp. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu xem khi nào cần làm hợp đồng thành lập công ty? qua bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm hợp đồng thành lập công ty

Hợp đồng thành lập công ty là một hợp đồng giữa những chủ thể thành lập công ty với nhau trước khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp để thống nhất về những nguyên tắc, quy định trong việc thành lập, vận hành và phát triển công ty.

Quy định về pháp luật về hợp đồng 

Tại Điều 19 Luật 68/2014/QH3 về Doanh nghiệp có nội dung về hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp,

  • “Người thành lập doanh nghiệp được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp”.
  • “Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác”.
  • “Trường hợp doanh nghiệp không được đăng ký thành lập thì người ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm hoặc người thành lập doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó”.

Các điều khoản trong hợp đồng thành lập công ty

Tên pháp lý và loại hình công ty

Hợp đồng này được ký kết giữa những chủ thể cùng thành lập công ty với nhau, nên chỉ sử dụng cho các loại hình công ty có từ 2 thành viên trở lên như công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Tùy thuộc vào vốn góp, đường hướng doanh nghiệp,… mà các bên trong hợp đồng thỏa thuận để lựa chọn một loại hình doanh nghiệp cho phù hợp.

Đối với tên công ty cần phải lựa chọn tên sao cho đúng với những quy định của pháp luật và cũng là sự đồng thuận của các bên để tìm ra một cái tên phù hợp nhất.

Ngành nghề đăng ký kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh cũng được các chủ thể thành lập công ty lựa chọn sao cho ngành nghề được cho phép của pháp luật. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện về thành viên thì các thành viên thành lập công ty cũng phải đáp ứng được những điều kiện này.

Vốn góp của các thành viên

Trong hợp đồng thành lập công ty, các bên thỏa thuận về những nội dung xoay quanh về vốn như số vốn góp, hình thức vốn góp, lộ trình góp vốn của từng thành viên và nhà đầu tư. Hợp đồng này cũng được đưa ra để đối chứng xem xét để việc hoàn thành góp vốn sau khi thành lập doanh nghiệp được diễn ra suôn sẻ.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Trong công ty luôn có bộ máy tổ chức, cơ cấu hoạt động để công ty có thể hoạt động theo một trình tự rõ ràng. Hợp đồng cũng đưa ra điều khoản để các thành viên thống nhất về vai trò của mình trong công ty, cũng như bầu cử ra người đứng đầu công ty, người đại diện pháp luật, cùng các việc trao chức vụ, vị trí trong công ty cho một số các nhân nhất định.

Nguyên tắc giải quyết khi có tranh chấp

Một tập thể không thể tránh được việc sẽ xảy ra bất đồng quan điểm, tranh chấp,… hợp đồng cần đưa ra những nguyên tắc giải quyết tranh chấp, nguyên tắc lựa chọn quyết định,… để đem lại sự công bằng và quyền lợi cho tất cả mọi người.

Điều khoản khi vi phạm hợp đồng

Hợp đồng được tạo ra để chứng thực cam kết của các thành viên đã đồng ý trong hợp đồng. Nhưng nếu trong quá trình thành lập, hoạt động của doanh nghiệp mà có thành viên nào đó vi phạm hợp đồng thì sẽ như thế nào. Điều khoản này sẽ quy định hình thức phạt, mức phạt, mức bồi thường thiệt hại khi có vi phạm xảy ra để đảm bảo quyền lợi cho các thành viên còn lại cũng như tăng sự ý thức trách nhiệm của các bên.

Hợp đồng thành lập công ty phải được ký kết giữa những người tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp. Đối với những loại hình doanh nghiệp chỉ có một người duy nhất làm chủ thì không cần phải thực hiện hợp đồng này.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Bravolaw về chủ để đang được quan tấm nhất là Khi nào cần làm hợp đồng thành lập công ty? Hy vòng với những chia sẻ này giúp được cho bạn. Nếu có nhu cầu tư vấn thành lập công ty miễn phí hay bất kỳ thắc mắc về thủ tục hãy liên hệ với chúng tôi ?

Rate this post

Mọi chi tiết về Khi nào cần làm hợp đồng thành lập công ty? xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Dia Chi Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Dien Thoai Hotline : 1900 6296

Email Email : [email protected]

Không có comment nào !

Để lại một trả lời