Các loại thuế khi thành lập hộ kinh doanh phải nộp quy định mới 2023

Hiện nay, mô hình kinh doanh nhỏ lẻ tại các hộ gia đình ngày càng trở nên phổ biến. Tuy là mô hình nhỏ lẻ nhưng doanh thu lại có giá trị khá lớn. Điều này khiến công tác quản lý thuế đã bỏ sót một khoản thu nhằm điều chỉnh thị trường trong nước, vì vậy mà các sắc thuế được đề ra nhằm áp dụng cho mô hình hộ kinh doanh cũng dần được đưa vào thực thi. Tuy vậy, hiện nay, các chủ hộ kinh doanh khi đăng ký thành lập vẫn còn nhiều băn khoăn về các sắc thuế này. Và để giải đáp, sau đây, Luật Bravolaw mời các độc giả cùng đón đọc bài viết  các loại thuế khi thành lập hộ kinh doanh phải nộp quy định mới 2023 dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP
  • Nghị định 139/2016/NĐ-CP

Hình thức hộ kinh doanh được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định cụ thể như sau:

Hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”

Theo đó, một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh thì gọi là hộ kinh doanh.

Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Dù hộ kinh doanh và doanh nghiệp đều được coi là các tổ chức kinh tế, thực hiện các hoạt động thương mại nhưng hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp.

Các loại thuế khi thành lập hộ kinh doanh phải nộp gồm các sắc thuế nào?

Theo pháp luật thuế quy định hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), lệ phí môn bài. Ngoài ra, hộ kinh doanh cá thể còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

Thuế Giá trị gia tăng và Thuế thu nhập cá nhân

Cần lưu ý thêm phương pháp khoán khi tính thuế sẽ chỉ áp dụng với những hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên/năm. Phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.

Căn cứ vào Thông tư 40/2021/TT-BTC thuế GTGT và thuế TNCN của hộ kinh doanh được xác định như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT.
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN.

Điều này căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, doanh thu tính thuế được quy định như sau:

+ Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

+ Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

+ Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề…

+ Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

– Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân.

Trong đó:

– Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN) doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN được áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể. Đối với hoạt động kinh doanh là phân phối, cung cấp hàng hóa là hoa quả, tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm: tỷ lệ thuế GTGT là 1% và tỷ lệ thuế TNCN là 0.5%.

Xem thêm: Tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể

Lệ phí môn bài

Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh được xác định theo mức doanh thu bình quân hàng năm. Cụ thể:

  • Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
  • Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
  • Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

Ngoài ra, theo Điều 3 Nghị định 139 được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về việc miễn lệ phí môn bài đối với những hộ kinh doanh dưới đây:

  • Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá;
  • Hộ kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định;
  • Hộ kinh doanh thành lập sau ngày 25/02/2020: miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12).

Trên đây là tư vấn của Luật Bravolaw về các loại thuế khi thành lập hộ kinh doanh phải nộp quy định mới 2023 hiện hành. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!.

Rate this post

Mọi chi tiết về Các loại thuế khi thành lập hộ kinh doanh phải nộp quy định mới 2023 xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Dia Chi Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Dien Thoai Hotline : 1900 6296

Email Email : [email protected]

Không có comment nào !

Để lại một trả lời