3 điểm lưu ý khi chuyển hộ kinh doanh thành công ty, doanh nghiệp

Đa số những hộ kinh doanh có kết quả kinh doanh tốt, muốn mở rộng quy mô đều thực hiện việc chuyển hộ kinh doanh thành công ty, doanh nghiệp. Chủ hộ kinh doanh cần phải biết rõ một số quy định được áp dụng cho doanh nghiệp trong trường hợp này.

3 điểm lưu ý khi chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Miễn, giảm nhiều loại thuế, phí, lệ phí

Theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017 quy định nhiều chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Cụ thể, hộ kinh doanh được:

– Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu;

– Miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;

– Miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

– Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai.

Để được hưởng loạt hỗ trợ nêu trên, hộ kinh doanh phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Cấp mới mã số doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 1 Công văn số: 786/TCT-KK hướng dẫn một số nội dung khi doanh nghiệp chuyển lên hộ kinh doanh như sau:

“a) Doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh được cấp mới mã số doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế của hộ kinh doanh chấm dứt hiệu lực (bao gồm toàn bộ mã số thuế 10 số của hộ kinh doanh và các mã số thuế 13 số địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh trên toàn quốc); mã số thuế của hộ kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực vẫn được tiếp tục sử dụng làm mã số thuế cá nhân của người đại diện hộ kinh doanh.”

Mã số doanh nghiệp mới của hộ kinh doanh cũng chính là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội.

=>>>>>Xem thêm dịch vụ thành lập công ty trọn gói

Có tư cách pháp nhân, được vay vốn ngân hàng

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, khách hàng vay vốn tại các ngân hàng là pháp nhân, cá nhân. Trong khi đó, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên đây là một hạn chế đối với hộ kinh doanh khi muốn vay vốn tại ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong khi đó, doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân) có tư cách pháp nhân và có quyền thực hiện giao dịch vay vốn tại ngân hàng.

Như vậy, khi chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc vấn đề tài chính, quy mô tổ chức và điều hành. Tuy nhiên, nhà nước cũng sẽ có một số chính sách như trên để hỗ trợ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi mới chuyển lên doanh nghiệp.

Rate this post

Mọi chi tiết về 3 điểm lưu ý khi chuyển hộ kinh doanh thành công ty, doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Dia Chi Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Dien Thoai Hotline : 1900 6296

Email Email : [email protected]

Bài viết liên quan :

Không có comment nào !

Để lại một trả lời