Tư vấn về thủ tục phá sản doanh nghiệp 2021

Trong quá trình kinh doanh, có nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc công ty bị phá sản – đây là điều mà bất kỳ chủ thể kinh doanh nào cũng đều không muốn diễn ra. Vậy chủ thể nào có quyền yêu cầu phá sản? Thủ tục phá sản doanh nghiệp diễn ra như thế nào? Bài tư vấn dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn một cách chi tiết.

Tư vấn về thủ tục phá sản doanh nghiệp 2021

Chủ thể nào được nộp đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp?

Theo quy định tại Điều 5 Luật phá sản 2014, những chủ thể sau đây có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu để mở thủ tục phá sản doanh nghiệp:

Thứ nhất, chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu

Hiện nay, những chủ thể được quyền nộp đơn yêu cầu phá sản cho tòa án gồm:

  • Chủ nợ
  • Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
  • Các cổ đông công ty cổ phần
  • Các thành viên hợp danh của doanh nghiệp hợp danh.

Thứ hai, chủ thể có nghĩa vụ phải nộp đơn yêu cầu phá sản

Đó là các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Thủ tục phá sản doanh nghiệp diễn ra như thế nào?

Quy trình các bước để được tuyên bố phá sản doanh nghiệp diễn ra như sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu

Doanh nghiệp tự nộp đơn yêu cầu phá sản hay một hoặc nhiều chủ nợ nộp đơn yêu cầu phá sản cho tòa án nhân dân có thẩm quyền (tham khảo Điều 5 Luật phá sản 2014)

Bước 2: Phân công một thẩm phán giải quyết

Chánh án phân công 01 Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán để giải quyết trong 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đơn (tham khảo Điều 31 Luật phá sản 2014)

Bước 3: Xử lý đơn phá sản

Thẩm phán xử lý đơn yêu cầu trong 03 ngày làm việc từ khi được phân công như sau:

  • Đơn hợp lệ: Thông báo người nộp đơn nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
  • Đơn không hợp lệ: Thông báo cho người nộp đơn để thực hiện việc sửa đổi, bổ sung
  • Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết: Chuyển đơn yêu cầu cho tòa án nhân dân có thẩm quyền
  • Khi người nộp đơn không có quyền nộp; không thực hiện sửa đổi, bổ sung, …: Trả lại đơn yêu cầu

Bước 4: Thụ lý đơn yêu cầu

Tòa án tiến hành thụ lý đơn khi nhận được biên lai nộp tiền phá sản (tham khảo Điều 39 Luật phá sản 2014)

Lưu ý: Đối với trường hợp không phải nộp tiền phá sản thì Tòa án thụ lý đơn khi nhận được đơn yêu cầu hợp lệ.

Bước 5: Mở thủ tục phá sản

Trong 30 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (tham khảo khoản 1 Điều 42 Luật phá sản 2014).

Bước 6: Triệu tập hội nghị chủ nợ

Triệu tập hội nghị chủ nợ được diễn ra để đề nghị:

  • Đình chỉ giải quyết thực hiện đối với yêu cầu mở thủ tục phá sản
  • Áp dụng các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh
  • Tuyên bố phá sản

Bước 7: Phục hồi hoạt động kinh doanh

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi và gửi cho những chủ thể liên quan cho ý kiến (tham khảo khoản 1 Điều 87 Luật phá sản 2014)

Bước 8: Tòa án ra quyết định tuyên bố công ty bị phá sản

Khi đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc không thực hiện được phương án và hết thời hạn phục hồi mà vẫn mất khả năng thanh toán thì Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

Bước 9: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản

Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành quyết định tuyên bố phá sản:

  • Thanh lý tài sản phá sản
  • Phân chia tiền thu được tư việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

Dịch vụ tư vấn thủ tục phá sản doanh nghiệp gồm những gì?

Luật Bravolaw thực hiện tư vấn và hỗ trợ thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp gồm những nội dung như:

  • Tư vấn về những chủ thể được yêu cầu phá sản
  • Tư vấn về điều kiện phá sản, hồ sơ và quy trình các bước phá sản
  • Tư vấn về những giao dịch bị coi là vô hiệu
  • Soạn thảo hồ sơ và chuẩn bị những giấy tờ cần thiết
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước khi có yêu cầu

Trên đây là những tư vấn của Luật Bravolaw về thủ tục phá sản doanh nghiệp 2021 và các vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Luật Bravolaw tự tin là đơn vị chuyên tư vấn và thực hiện dịch vụ pháp lý uy tín và chất lượng bởi chúng tôi có đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm và am hiểu về luật nên Quý khách hoàn toàn có thể yên tâm. Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp theo số 1900 6296 để được hỗ trợ tư vấn.

Rate this post

Mọi chi tiết về Tư vấn về thủ tục phá sản doanh nghiệp 2021 xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Dia Chi Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Dien Thoai Hotline : 1900 6296

Email Email : [email protected]

Không có comment nào !

Để lại một trả lời