Tìm hiểu về phá sản cá nhân

Hiện nay một số nước trên thế giới đã quy định về phá sản cá nhân nhằm mục đích điều hòa lợi ích cho cả cá nhân mất khả năng thanh toán những khoản nợ đến hạn lẫn chủ nợ, có ý nghĩa trong việc thiết lập, quản lý trật tự xã hội và hướng giải quyết nợ cho phù hợp. Vậy, pháp luật Việt Nam đã có quy định về phá sản cho cá nhân hay chưa? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời này và các vấn đề liên quan qua bài viết dưới đây của Luật Bravolaw nhé!.

Tìm hiểu về phá sản cá nhân

Có quy định về phá sản cá nhân hay không?

Pháp luật của Việt Nam hiện nay chỉ quy định về phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản (mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn…) thì có quy trình các bước để “báo tử” doanh nghiệp, hợp tác xã đó làm thủ tục phá sản. Còn đối với cá nhân thì chưa hề có bất kỳ quy định nào về phá sản của một cá nhân. Ở một số quốc gia như Anh, Pháp, Hoa Kỳ đã xây dựng những quy định điều chỉnh vấn đề phá sản cá nhân, điển hình là pháp luật phá sản của Hoa Kỳ.

Phá sản cá nhân có những đặc điểm nổi trội nào?

Do pháp luật Việt Nam chưa có quy định về phá sản cá nhân nên chúng tôi sẽ căn cứ vào quy định của Hòa Kỳ (quốc gia đã xây dựng chế định phá sản cho cá nhân tiêu biểu nhất hiện nay) để đưa ra những đặc điểm như sau:

  • Về bản chất: Là tình trạng mà một cá nhân mất khả năng thanh toán cho các khoản nợ đã đến hạn của mình.
  • Về thủ tục: Là một thủ tục đòi nợ tập thể. Bởi khi một cá nhân nộp đơn phá sản thì số lượng chủ nợ thường là từ hai chủ thể trở lên. Khi đó các chủ nợ sẽ được tòa án triệu tập, cùng nhau xem xét hoặc là tiến hành thanh lý các tài sản của con nợ hoặc đề ra kế hoạch để cá nhân đó làm lại tài chính và lấy lợi nhuận thu được trả nợ,..
  • Về mục đích: Không những giúp con nợ cơ hội hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ bằng biện pháp thanh lý tài sản hoặc tái tổ chức tình trạng tài chính, trả nợ dần bằng lợi tức tương lai hoặc những biện pháp khác mà còn tạo cho con nợ kết thúc thời gian bị gây áp lực từ các khoản nợ.

Pháp luật Việt Nam có nên quy định về phá sản cá nhân không?

Trong nền kinh tế thị trường, phá sản được xem là một hiện tượng tất yếu và việc công nhận quyền được phá sản của một cá nhân là hoàn toàn cần thiết bởi những lý do sau:

  • Là con đường bảo vệ quyền bình đẳng giữa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế. Theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Hiến pháp 2013, cho thấy các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế như doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân thực hiện kinh doanh,…đều được bình đẳng trước pháp luật. Nhưng Luật phá sản 2014 mới chỉ quy định phá sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã mà chưa có quy định về phá sản cho cá nhân
  • Việc cho phép một cá nhân nộp đơn yêu cầu phá sản khi không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn có thể đem lại những tác động tích cực đến chính cá nhân đó, chủ nợ và Nhà nước.
  • Tạo điều kiện để cho chủ nợ có thể thu hồi được một phần hoặc toàn bộ khoản nợ khó đòi khi tiến hành thanh lý tài sản của người nợ hay khi lập kế hoạch trả nợ dần bằng lợi tức tương lai hoặc những biện pháp khác

Tuy nhiên, muốn áp dụng quy định phá sản cá nhân vào Việt Nam thì cần phải đặt ra những quy định chặt chẽ về điều kiện cũng như quy trình thủ tục thực hiện cần thiết trước khi nộp đơn yêu cầu phá sản.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về phá sản cá nhân. Hãy liên hệ 1900 6296 với chúng tôi khi bạn có những vấn đề liên quan để được tư vấn chi tiết và đảm bảo đúng pháp luật.

Rate this post

Mọi chi tiết về Tìm hiểu về phá sản cá nhân xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Dia Chi Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Dien Thoai Hotline : 1900 6296

Email Email : [email protected]

Không có comment nào !

Để lại một trả lời