Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế mà tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức, công ty kinh doanh, dịch vụ đều phải nộp loại thuế này. Tuy nhiên thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ có những thay đổi mà bạn đọc hoặc các công ty, doanh nghiệp chưa thể nắm rõ được. Sau đây công ty Luật Bravolaw sẽ giúp các bạn cung cấp thông tin mới nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, cùng nhiều năm kinh nghiệm và năng động luôn cập nhật thông tin mới nhất, văn bản luật mới nhất để tư vấn cũng như giải đáp cho khách hàng được trọn vẹn và đúng đắn.
Như vậy thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế gì? Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là gì (TNDN)? Căn cứ tính thuế ra sao… sau đây sẽ là giải đáp của Luật Bravolaw.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Thu nhập:
– Là chỉ một bộ phận tài sản tăng thêm trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, thu nhập luôn gắn với một chủ thể nhất định như: thu nhập của một cá nhân, thu nhập của một doanh nghiệp, thu nhập của một quốc gia..
– Là thu nhập thực tế phát sinh, tức là thu nhập nhận được sau khi đã trừ đi các chi phí.
Như vậy có thể hiểu thu nhập là các khoản tiền hoặc vật chất mà các thể nhân hoặc pháp nhân nhận được từ hoạt động sản xuất , kinh doanh, dịch vụ hoặc từ các hành vì hợp pháp khác.
Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các tổ chức và cá nhân. Thuế thu nhập gồm có thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân.
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của các doanh nghiệp.
Phạm vi điều chỉnh
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có phát sinh thu nhập phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của thuế TNDN phải có hai điều kiện: thực hiện hoạt động sản xuất , kinh doanh hợp pháp và phải có phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đó.
Đối tượng điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp
– Các tổ chức sản xuất , kinh doanh hàng hóa, dịch vụ :
- Doanh nghiệp Nhà nước;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Hợp tác xã, tổ hợp tác…
– Cá nhân trong nước sản xuất , kinh doanh hàng hóa, dịch vụ:
- Cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh;
- Hộ cá thể
- Cá nhân hành nghề độc lập
- Cá nhân cho thuê tài sản…
– Công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam
– Cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Đặc điểm của thuế tndn
– Thứ nhất: Thuế thu nhập có đối tượng đánh thuế là thu nhập.
Bất kỳ loại thuế nào cũng đều lấy từ thu nhập của người dân trong xã hội để tập trung vào quỹ NSNN. Tuy nhiên , không phải loại thuế nào cũng đều là thuế thu nhập. Thuế thu nhập khác với thuế tiêu dùng, thuế tài sản ở chỗ:
Thuế thu nhập là loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của các cơ sở sản xuất kinh doanh khi có thu nhập chịu thuế phát sinh.
Đối với thuế tiêu dùng là loại thuế gián thu đánh vào việc sử dụng thu nhập của người dân, thông qua việc người dân sử dụng thu nhập để mua hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, phần thu nhập mà nhà nước lấy đi của họ được cộng vào trong giá bán của hàng hóa, dịch vụ . Vì thế, người chịu thuế, người nộp thuế là không đồng nhất.
– Thứ hai: Thuế TNDN là thuế trực thu:
Ngoài mục tiêu tạo nguồn thu cho NSNN, nó còn có mục tiêu điều tiết kinh tế, điều hòa thu nhập xã hội nên thường gắn liền với chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước. Bởi vậy, pháp luật thuế thu nhập ở các nước thường có những quy định về chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế để đảm bảo chức năng khuyến khích của thuế thu nhập hoặc thực hiện việc áp dụng đánh thuế theo biểu thuế lũy tiền từng phần đối với một số khoản thu nhập chịu thuế để thực hiện các mục tiêu điều tiết.
– Thứ ba: Thuế TNDN là một loại thuế phức tạp:
Là loại thuế phức tạp, có tính ổn định không cao , việc quản lý thuế, thu thuế tương đối khó khăn, chi phí quản lý thuế thường lớn hơn so với các thuế khác. Đối với thuế thu nhập, ngoài việc xác định các khoản thu nhập chịu thuế còn phải xác định nguồn gốc thu nhập, địa điểm phát sinh thu nhập, thời hạn cư trú của chủ sở hữu thu nhập, tính ổn định của thu nhập… trong phần xác định thu nhập chịu thuế, phải xác định được các khoản khấu trừ hợp lý để tiến hành khấu trừ khi tính thuế nhằm bảo đảm mục tiêu công bằng và khuyến khích đối với đối tượng nộp thuế.
– Thứ tư: Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuế thu nhập bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật thuế quốc gia và văn bản quy phạm pháp luật thuế quốc tế.
Bởi thuế thu nhập là thuế trực thu nên có thể là đối tượng được điều chỉnh bởi hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Bên cạnh đó, thuế TNDN cũng mang đặc điểm riêng của loại thu nhập doanh nghiệp dưới góc độ phân biệt với thuế thu nhập cá nhân như về đối tượng nộp thuế là tổ chức sản xuất kinh doanh sản xuất hàng hóa, dịch vụ…
Thu nhập chịu thuế TNDN
Theo Điều 3 Luật thuế TNCN 2008, Luật TNDN sửa đổi 2013, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế 2014. Các khoản thu nhập phải chịu thuế TNDN gồm:
Thứ nhất: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ là những thu nhập đến từ hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường. Lưu ý hàng hoá, dịch vụ phải được đăng ký mã ngành nghề với cơ quan nhà nước và đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh
Thứ hai: Các khoản thu nhập khác
Về các khoản thu nhập khác, căn cứ theo điều 3 NĐ 218/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP, thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1 Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
* Thu nhập từ việc chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, kể cả trong trường hợp bán doanh nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn
* Các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;
Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.
Thu nhập từ quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ, thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.
Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), trong đó có các loại giấy tờ có giá khác.
Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ, bao gồm:
* Lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn;
2.2 Thu nhập từ bán ngoại tệ;
* Khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính;
* Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (riêng chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập mà tài sản cố định này chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính).
Đối với khoản nợ phải thu, khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ thì chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản nợ phải thu, khoản cho vay này là khoản chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái tại thời điểm thu hồi nợ với tỷ giá hối đoái tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu;
Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập mà doanh nghiệp không hạch toán điều chỉnh giảm chi phí;
- Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được;
- Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;
- Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra;
- Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng (không bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư) trừ (-) đi khoản bị phạt, trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;
- Các khoản tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật nhận được;
- Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhận tài sản được hạch toán theo giá đánh giá lại khi xác định chi phí được trừ theo quy định của pháp luật;
+ Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam;
2.3 Các khoản thu nhập khác bao gồm cả thu nhập được miễn thuế quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 4 Nghị định này.
Căn cứ tính thuế TNDN
* Thu nhập tính thuế
-
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế được miễn thuê và các khoản lô được kết chuyển từ các năm trước.
-
Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.
-
Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế
* Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% trừ trường hợp:
– Thuế suất thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm , thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
– Ưu đãi thuế suất
- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiên kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn , khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của nhà nước , sản xuất sản phẩm phần mềm được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm.
- DN hoạt động trong lĩnh vự giáo dục- đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được áp dụng thuế suất 10%
- DN thành lập mới từ dự án tại địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất 20% trong thời gian mười năm.
- Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng thuế suất 20%.
- Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại điều này được tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu.
Trên đây là một số giải đáp của về thuế nhập doanh nghiệp của Luật Bravolaw. Với đội ngũ tư vấn và nhân viên chuyên nghiệp cùng năng lực làm việc cao, Luật Bravolaw xin cam kết luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường kinh tế.
Mọi chi tiết về Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW
Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline : 1900 6296
Email : [email protected]