Thủ tục tạm ngừng kinh doanh mới nhất hiện nay
Hiện nay, do ảnh hưởng tình hình dịch bênh, việc làm ăn của nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, doanh nghiệp có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh ngày càng nhiều. Vậy khi muốn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh ở đâu? Tất cả sẽ được Luật Bravolaw cung cấp trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Luật doanh nghiệp 2020
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp sẽ tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Việc này được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định.
Vì nhiều lý do khác nhau như gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh. Hoặc cần thời gian để sắp xếp lại công việc. Khi đáp ứng đủ các điều kiện tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp có thể tiến hành việc này.
Hồ sơ thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Để tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Doanh nghiệp của bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ dưới đây:
Thứ nhất
Cần có thông báo về tạm ngừng kinh doanh. Thông báo phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và con dấu của doanh nghiệp.
Thông báo phải có đầy đủ các nội dung như:
- Tên doanh nghiệp
- Mã số doanh nghiệp.
- Mã số thuế
- Ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.
- Thời hạn tạm ngừng, lý do tạm ngừng.
Thứ hai
Có giấy ủy quyền cho người thay mặt đi nộp thông báo trong trường hợp không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đi nộp.
Thứ ba
Quyết định tạm ngừng kinh doanh:
- Nếu là Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH 1 thành viên thì sẽ do chính chủ sở hữu ra quyết định.
- Nếu là Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì sẽ do Hội đồng thành viên ra quyết định. Khi đó quyết định phải kèm theo bản sao biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên được pháp luật công nhận.
- Nếu là Công ty Cổ phần thì việc ra quyết định sẽ thuộc về Hội đồng quản trị. Phải nộp kèm theo bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị.
- Nếu là Công ty Hợp danh thì sẽ do chính các thành viên hợp danh trong công ty quyết định. Nên ngoài quyết định thì công ty nộp kèm theo bản sao biên bản cuộc họp.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Bạn cần thực hiện các bước thủ tục tạm ngừng kinh doanh như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Bạn cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có 1 phần quan trọng là lý do tạm ngừng kinh doanh. Thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục hoạt động.
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh. Bạn nộp tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp của bạn.
Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ.
Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh
Bạn sẽ nộp hồ sơ (bản cứng) giấy tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, bạn sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký.
Lưu ý: Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh chỉ cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư và KHÔNG phải nộp tại cơ quan thuê đang quản lý thuế của Doanh nghiệp.
Bước 5: Hoàn tất thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp của sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo. Mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại. Doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.
Bạn cần thông báo khi muốn tạm ngừng kinh doanh. Thông báo này phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và con dấu của doanh nghiệp. Và có đầy đủ các nội dung như:
a) Tên doanh nghiệp
b) Mã số doanh nghiệp.
c) Mã số thuế
d) Ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.
e) Thời hạn tạm ngừng, lý do tạm ngừng.
Nếu bạn có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trên đây là tư vấn của Luật Bravolaw về thủ tục tạm ngừng kinh doanh mới nhất hiện nay theo quy định pháp luật hiện hành. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!.
Mọi chi tiết về Thủ tục tạm ngừng kinh doanh mới nhất hiện nay xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW
Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline : 1900 6296
Email : [email protected]