Thành lập doanh nghiệp và 9 loại thuế cần biết

Tìm hiểu các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp là điều mà tổ chức, cá nhân nào cũng cần phải làm khi thành lập doanh nghiệp. Hiểu được nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với nhà nước là trách nhiệm của công dân mà tổ chức, cá nhân nào cũng phải quan tâm. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì một doanh nghiệp sẽ phải đóng những loại thuế nào? Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Có bao nhiêu loại thuế tổ chức, cá nhân cần biết khi thành lập doanh nghiệp?

Theo quy định của pháp luật, hiện nay có 09 loại thuế tác động đến hoạt động của doanh nghiệp mà tổ chức, cá nhân cần biết khi thành lập doanh nghiệp, bao gồm: Thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trưởng, thuế xuất nhập khẩu và thuế sử dụng đất. Tùy từng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký kinh doanh và các hoạt động phát sinh trong quá trình hoạt động thì doanh nghiệp có thể đóng một số loại thuế quy định nêu trên.

Khái quát ban đầu về các loại thuế cho tổ chức, cá nhân khi thành lập doanh nghiệp

Trong 09 loại thuế nêu trên thì một doanh nghiệp sẽ phải đóng những loại thuế nảo? Đó là băn khoăn của hầu hết các tổ chức, cá nhân khi thành lập doanh nghiệp. Do vậy, khái niệm về các loại thuế sau đây sẽ rất hữu ích giúp tổ chức, cá nhân nhận diện các loại thuế và trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ phải đóng những loại thuế nào?

Thuế môn bài

Theo Thông tư số 156/2013 TT-BTC thì Thuế môn bài là loại thuế doanh nghiệp phải đóng hàng năm. Khi thành lập doanh nghiệp tổ chức, cá nhân đóng thuế ngay trong tháng đăng ký kinh doanh. Mức thuế môn bài phải nộp căn cứ vào số vốn đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được quy định như sau: Đơn vị: đồng

TT Căn cứ thu thuế môn bài Mức thu thuế môn bài
1 Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm
2 Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế cơ bản doanh nghiệp phải đóng mà tổ chức, cá nhân cần biết khi thành lập doanh nghiệp. Theo Điều 11 Thông Tư số 78/2014 TT-BTC quy định Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính căn cứ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp nhân với mức thuế suất. Theo đó:

  • Mức thuế suất 20% sẽ được áp dụng cho các doanh nghiệp có doanh thu dưới 20 tỷ đồng.
  • Mức thuế suất 22% sẽ được áp dụng cho các doanh nghiệp có doanh thu trên 20 tỷ đồng.

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Theo Thông tư số 219/TT_BTC thì tùy vào kỳ kê khai và phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng mà có , mà DN có cách tính thuế GTGT khác nhau.

  • Đối với DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì có 3 mức thuế VAT gồm: mức thuế 10% ; 5% và 0% ;
  • Đối với DN kê khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu thì sẽ tính thuê theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Mức thuế suất phải nộp tùy thuộc vào loại hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo dnah mục được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2014. Do đó, khi thành lập doanh nghiệp tổ chức, cá nhân cần tìm hiểu loại hàng hóa, ngành nghề kinh doanh chịu sự điều chỉnh của chế định này.

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà cá nhân phải đóng đối với các thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân. khi thành lập doanh nghiệp cá nhân phải nộp thuế này căn cứ vào thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các khoản thu nhập phát sinh thuộc đối tượng chịu thuế.

Thuế sử dụng đất

Có hai loại thuế sử dụng đất là thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Do đó, Khi thành lập doanh nghiệp tổ chức, cá nhân cần xem xét doanh nghiệp mình có tài sản là quyền sử dụng đất nào thì phải đóng thuế sử dụng đất đối với các loại đất đó.

Thuế xuất nhập khẩu

Là loại thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam, hàng hóa đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan hay từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Tùy thuộc vào loại hàng hóa áp mức thuế suất % hay thuế suất tuyệt đối mà căn cứ tính thuế khác nhau.

Thuế tài nguyên

Khi thành lập doanh nghiệp, nếu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ở lĩnh vực khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên thì tổ chức, cá nhân phải nộp loại thuế tương ứng với mức thuế suất của tài nguyên đó theo quy định của Luật thuế tài nguyên.

Thuế bảo vệ môi trường

Doanh nghiệp phải nộp thuế bảo vệ môi trường nếu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên môi trường.

Trên đây là sự phân tích khái quát của chúng tôi về các loại thuế điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp. Hy vọng sẽ giúp các tổ chức, cá nhân trong buổi đầu thành lập doanh nghiệp có được thông tin hữu ích để thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Nếu có bất kỳ điều gì băn khoăn hãy liên hệ với Luật Bravolaw để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn giải đáp.

Rate this post

Mọi chi tiết về Thành lập doanh nghiệp và 9 loại thuế cần biết xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Dia Chi Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Dien Thoai Hotline : 1900 6296

Email Email : [email protected]

Không có comment nào !

Để lại một trả lời