Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông công ty cổ phần
Trong công ty cổ phần vốn điều lệ được chia thành các cổ phần, người sở hữu cổ phần sẽ là cổ đông. Mỗi cổ đông sẽ có quyền và nghĩa vụ khác nhau tùy thuộc vào loại cổ phần và tỉ lệ cổ phần mà họ nắm giữ. Trong công ty cổ phần có hai loại cổ phần chính là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Dưới đây là bài viết về quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần.
Cơ sở pháp lý
Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/06/2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp.
Quyền của cổ đông phổ thông
Căn cứ Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020
Quyền tham dự và phát biểu tại Đại hội cổ đông
Các cổ đông phổ thông có quyền được tham dự cuộc họp của Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một biểu quyết;
Quyền được cổ tức
Các cổ đông phổ thông sẽ được nhận cổ tức khi công ty làm ăn thuận lợi, sinh lời. Mức cổ tức này sẽ do Đại hội đồng cổ đông quy định.
Ngoài ra, khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
Quyền được ưu tiên mua cổ phần
Cổ đông phổ thông được quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông công ty.
Quyền chuyển nhượng cổ phần
Cổ đông phổ thông có quyền tự do trong việc chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ trường hợp về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập hoặc Điều lệ công ty đó có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Quyền tiếp cận thông tin
Cổ đông phổ thông có quyền xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Một số quyền khác
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:
- Xem xét, tra cứu, trích lục số biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;
- Yêu cầu triệu tập hợp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này;
- Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từ vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
- Quyền khác theo quy định của Luật và Điều lệ công ty
Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông
Căn cứ Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020
- Thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua. Cổ đông phổ thông có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trừ trường hợp Điều lệ công ty hay hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định tại một thời hạn khác ngắn hơn.
- Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trương hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.
- Tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty.
- Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
- Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Dịch vụ tư vấn pháp luật của Bravolaw liên quan tới hoạt động của công ty Cổ phần:
- Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước để thành lập công ty cổ phần.
- Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục góp vốn thành lập công ty cổ phần.
- Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh công ty cổ phần.
- Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ thực hiện chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty cổ phần.
- Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước để chuyển nhượng vốn, thay đổi tỷ lệ sở hữu vốn trong công ty cổ phần.
- Một số hoạt động tư vấn khác.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về các hoạt động tư vấn liên quan đến công ty cổ phần, quý khác hàng vui lòng liên hệ theo số hotline 1900.6296 của công ty để được tư vấn, hỗ trợ tận tình nhất. Bravolaw xin chân thành cảm ơn!
Mọi chi tiết về Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông công ty cổ phần xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW
Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline : 1900 6296
Email : [email protected]