Quy định về phá sản doanh nghiệp tư nhân 2021

Phá sản được biết tới là một hiện tượng kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường hiện nay mà hậu quả của nó chính là sự xung đột về lợi ích của các bên tham gia kinh doanh. Bài viết dưới đây Luật Bravolaw sẽ tư vấn cho các bạn khái quát về phá sản doanh nghiệp tư nhân 2021, như định nghĩa thuật ngữ phá sản doanh nghiệp tư nhân là gì? Chủ thể có thẩm quyền yêu cầu mở phá sản và cách xác định thẩm quyền giải quyết phá sản của tòa án.

Quy định về phá sản doanh nghiệp tư nhân 2021

Phá sản doanh nghiệp tư nhân được hiểu như thế nào?

Phá sản doanh nghiệp tư nhân được biết tới là một thủ tục về pháp lý nhằm giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp tư nhân, tức là công ty không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán do không có tài sản để thanh toán hoặc có tài sản nhưng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản (tham khảo quy định tại khoản 1, 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014)

Phá sản doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm như sau:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ, tức là phải thanh toán các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của bản thân họ
  • Quá trình đòi nợ, thanh toán các khoản nợ khi mở thủ tục phá sản được thực hiện thông qua tòa án nhân dân
  • Là một hoạt động đòi nợ một cách tập thể, do chủ nợ thông thường từ 02 chủ thể trở lên
  • Thủ tục phá sản diễn ra khi mất khả năng thanh toán trong 03 tháng và là biện pháp cuối cùng của hoạt động đòi nợ.
  • Thanh toán nợ dựa trên cơ sở số tài sản còn lại của công ty tư nhân.
  • Thủ tục phá sản giúp con nợ có thể được áp dụng các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh khi quá trình triệu tập hội nghị chủ nợ diễn ra quyết định áp dụng biện pháp này.

Chủ thể có quyền yêu cầu phá sản doanh nghiệp tư nhân là ai?

Theo quy định tại Điều 5 Luật phá sản 2014 thì những chủ thể sau có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản công ty tư nhân:

  • Chủ nợ không có bảo đảm, có bảo đảm một phần.
  • Người lao động; công đoàn cơ sở của công ty; công đoàn cấp trên.
  • Chủ sở hữu công ty tư nhân.

Lưu ý: Pháp luật quy định khi cá nhân, cơ quan, tổ chức phát hiện công ty tư nhân bị mất mất khả năng thanh toán thì phải thông báo bằng văn bản cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (tham khảo Điều 6 Luật phá sản 2014).

Tòa án nào có thẩm quyền mở thủ tục phá sản công ty tư nhân?

Theo quy định tại Điều 8 Luật phá sản 2014 thì thẩm quyền mở thủ tục phá sản của tòa án được xác định như sau:

Thứ nhất, thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Khi công ty tư nhân đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp như sau:

  • Có tài sản hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài
  • Có văn phòng đại diện, chi nhánh ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau
  • Có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau
  • Thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng có tính chất phức tạp

Thứ hai, thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

Khi công ty tư nhân có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh như trên

Trên đây là những vấn đề khái quát về phá sản doanh nghiệp tư nhân 2021. Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn thành lập công ty thêm thì có thể liên hệ với chúng tôi. Vui lòng liên hệ số 1900 6296 để được giải đáp.

Rate this post

Mọi chi tiết về Quy định về phá sản doanh nghiệp tư nhân 2021 xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Dia Chi Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Dien Thoai Hotline : 1900 6296

Email Email : [email protected]

Không có comment nào !

Để lại một trả lời