Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là nguồn vốn mà khi tiến hành thành lập doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức đều phải quan tâm, cùng đầu tư góp vốn nhưng lại có những tính chất, đặc điểm đặc thù riêng.

Vì vậy, luật Bravolaw sẽ phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định như sau:

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn điều lệ là gì?

Theo quy định tại Khoản 34, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Vốn pháp định là gì?

Định nghĩa: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.”  được thể hiện trong Khoản 7, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 đã hết hiệu lực và không được định nghĩa trong văn bản Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020 được ban hành sau này. Tuy nhiên, thuật ngữ vốn pháp định vẫn tiếp tục được sử dụng trong các văn bản liên quan đến điều kiện về nguồn vốn tối thiểu doanh nghiệp phải có khi thực hiện hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có điều kiện về vốn góp.

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

STT Đặc trưng Vốn điều lệ Vốn pháp đinh
1 Giới hạn Là mức vốn không có sự ràng buộc tối thiểu hay tối đa theo quy định của pháp luật mà phụ thuộc vào các chủ thể thành lập doanh nghiệp. Nhưng không được thấp hơn mức vốn pháp định mà doanh nghiệp đăng ký hoạt động nếu có. Là mức vốn tối thiểu cố định buộc phải có theo quy định của pháp luật tương ứng với sự ảnh hưởng của ngành nghề kinh doanh (có điều kiện) đối với kinh tế – xã hội.
2 Đối tượng án dụng Áp dụng đối với mọi doanh nghiệp. Chỉ áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề có điều kiện.
3 Thời gian góp Các thành viên góp vốn, cổ đông cam kết góp trong thời gian phù hợp theo điều lệ hoặc trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trừ trường hợp khác. Các thành viên góp vốn, cổ đông cam kết góp trong thời gian phù hợp nhưng trước thời điểm đăng ký hoạt động kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định.
4 Phương thức góp  Góp bằng tài sản: tiền, giá trị quyền sử dung đất, sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật…. Góp bằng tiền
5 Căn cứ xác lập Nội dung điều lệ công ty Giấy phép hoạt động
6 Quyền và nghĩa vụ Các thành viên góp vốn, cổ đông có quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn đã góp hoặc cam kết góp trong thời hạn góp vốn. Không liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên góp vốn, cổ đông.
7 Ảnh hưởng Ảnh hưởng trực tiếp đến các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp như thuế môn bài. Ảnh hưởng gián tiếp đến các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp như thuế môn bài.
8 Thay đổi Có thể tăng, giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Phải duy trì trong quá trình hoạt động ngành nghề có điều kiện đó của doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý: Luật doanh nghiệp 2020

Như vậy khi doanh nghiệp thành lập cần phải xác định được mức vốn điều lệ của công ty mình để làm căn cứ đóng thuế môn bài hàng năm, không dừng lại ở mức vốn điều lệ công ty khi kinh doanh nghành nghề có điều kiện cần phải chứng minh được mức vốn pháp định tùy theo yêu cầu của nghành nghề.

Trên đây là toàn bộ quy định về vốn điều lệ và vốn pháp định đã được Luật Bravolaw giới thiệu đến quý khách hàng. Qúy khách hàng có nhu cầu cần tư vấn về lĩnh vực thành lập doanh nghiệp hoặc các loại giấy phép đủ điều kiện có thể liên hệ theo số 1900 6296.

Rate this post

Mọi chi tiết về Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Dia Chi Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Dien Thoai Hotline : 1900 6296

Email Email : [email protected]

Không có comment nào !

Để lại một trả lời