Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Nguyên tắc là điều cơ bản định ra, làm cơ sơ cho các mối quan hệ xã hội, là điều cơ bản rút ra từ thực tế để chỉ đạo hành động. Có thể hiểu nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp là tinh thần cơ bản được áp dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện các công việc liên quan đến đăng ký kinh doanh.

Tại Điều 4 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc như sau:

“1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật, chữ ký của những người đại diện theo pháp luật trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý như nhau.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp.

3. Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác hoặc giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân khác”.

Về việc kê khai hồ sơ thuộc về trách nhiệm của bản thân người thành lập hoặc bản thân doanh nghiệp, do hồ sơ bao gồm những thông tin liên quan mật thiết đến quyền và nghĩa vụ của những chủ thể đó. Hơn nữa, việc đăng ký doanh nghiệp là thủ tục để công nhận sự ra đời hoặc thay đổi của doanh nghiệp, thừa nhận địa vị pháp lý của doanh nghiệp. Nguyên tắc được nêu tại khoản 1 Điều 4 cũng đề cập đến điểm mới của Luật doanh nghiệp 2020 so với luật cũ đó là việc một doanh nghiệp có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Những người đại diện có địa vị bằng nhau, và chữ ký có giá trị như nhau.

Cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan tiến hành các thủ tục để công nhận địa vị pháp lý cho doanh nghiệp. Khi thực hiện thủ tục, cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ có nghĩa là chịu trách nhiệm về tính đầy đủ của giấy tờ và kê khai đầy đủ nội dung giấy tờ. Quy định này là phù hợp khi mà cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ, quyền hạn chính trong giải quyết việc đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Còn việc thông tin đăng ký doanh nghiệp có hợp pháp hay không thì cơ quan đăng ký kinh doanh không thể kiểm soát hết được và cũng không có đầy đủ đội ngũ cán bộ có trình độ phù hợp để thực hiện công việc đó. Do vậy, việc quy định cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ là phù hợp.

Ngoài ra, cũng xuất phát về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh nên cơ quan này không giải quyết tranh cháp giữa các thành viên, cổ đông công ty với nhau hoặc với chủ thể khác. Vấn đề tranh chấp này thuộc về nội bộ công ty và thuộc quan hệ dân sự, do đó, cơ quan đăng ký kinh doanh không có quyền can thiệp sâu và không có chức năng giải quyết tranh chấp.

Trên đây là những chia sẻ của Bravolaw về Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Cần tư  vấn vui lòng liên hệ theo số 1900.6296 để được tư vấn nhé.

Rate this post

Mọi chi tiết về Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Dia Chi Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Dien Thoai Hotline : 1900 6296

Email Email : [email protected]

Không có comment nào !

Để lại một trả lời