Nghị định số 01/2021/NĐ- CP về đăng ký doanh nghiệp

Trong những năm gần đây môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam không ngừng được cải thiện để đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và đòi hỏi tiến trình hội nhập kinh tế sâu rộng của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường đầu tư tin cậy và hấp dẫn cho các doanh nghiệp. Cách mạng Công nghiệp 4.0 lan rộng và sự “góp mặt” của các FTA như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng xuất khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ, giúp cải thiện chuỗi cung ứng của Việt Nam. Thông qua các hiệp định thương mại RCEP, CPTPP và EVFTA, Việt Nam có thêm cơ hội đa dạng hóa quan hệ hợp tác, bổ sung động lực tăng trưởng và giảm phụ thuộc quá nhiều vào các nền kinh tế lớn. Với những lý do trên, ngày càng có nhiều các doanh nghiệp được thành lập với vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Theo đó, một trong những vấn đề được quan tâm nhất là việc đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Để hỗ trợ những cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 04 tháng 01 năm 2021, thay thế cho Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh.

Nghị định 01/2021/NĐ-CP gồm 09 chương và 101 Điều khoản.

Chương I: Quy định chung (Từ Điều 1 đến Điều 13).

Chương II: Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh  (Từ Điều 14 đến Điều 17).

Chương III: Đăng ký tên doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (Từ Điều 18 đến Điều 20).

Chương IV: Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (Từ Điều 21 đến Điều 41).

Chương V: Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử (Từ Điều 42 đến Điều 46).

Chương VI: Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Từ Điều 47 đến Điều 65).

Chương VII: Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Từ Điều 66 đến Điều 78).

Chương VIII: Hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh (Từ Điều 79 đến Điều 94).

Chương IX: Điều khoản thi hành (Từ Điều 95 đến Điều 101).

So với hai Nghị định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp trước đó là Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Nghị định số 108/2018/NĐ-CP thì Nghị định 01/2021/NĐ-CP có những điểm mới đáng chú ý như sau:

  • Quy định mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
  • Quy định các trường hợp cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng (Khoản 1 Điều 13 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
  • Bỏ quy định tại Điều 13 Nghị định 78/2015/NĐ-CP “Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.”
  • Doanh nghiệp được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp nếu không được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp.
  • Sửa đổi quy định về địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh.
  • Bỏ quy định hạn chế thời gian tạm ngừng kinh doanh đối với hộ kinh doanh tại khoản 1 Điều 76 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
  • Bổ sung quy định về các loại giấy tờ phải nộp kèm theo Thông báo chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh (Khoản 1 Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
  • Quy định rõ các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
  • Thêm trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện (Khoản 1 Điều 77 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
  • Thêm trường hợp không được đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 65 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Dịch vụ của Công ty Bravolaw trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh

  • Tư vấn loại hình đăng ký kinh phù hợp với nhu cầu của khách hàng;
  • Tư vấn các ưu nhược điểm chi tiết cho từng loại hình kinh doanh khi khách hàng tiến hành đăng ký kinh doanh;
  • Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng thực hiện thủ tục pháp lý tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn các thủ tục sau đăng ký kinh doanh;
  • Tư vấn các thủ tục thuế, bảo hiểm, tài chính kế toán, quyền sở hữu trí tuệ, quản trị, … trong quá trình kinh doanh.

Quý khách hàng quan tâm các nội dung liên quan đến đăng ký kinh doanh, vui lòng liên hệ theo sô 1900.6296 tới Bravolaw để được hỗ trợ tốt nhất!

Rate this post

Mọi chi tiết về Nghị định số 01/2021/NĐ- CP về đăng ký doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Dia Chi Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Dien Thoai Hotline : 1900 6296

Email Email : [email protected]

Không có comment nào !

Để lại một trả lời