Nên thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh?
Doanh nghiệp đang có nhu cầu mở rộng kinh doanh ra các tỉnh, thành phố khác hay đơn thuần chỉ là đặt một địa điểm để liên lạc, chăm sóc khách hàng,… thì nên thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh. Hãy cùng Bravolaw phân biệt ba loại hình này từ đó giúp khách hàng có căn cứ chọn lựa một loại hình phù hợp.
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Nghị định 108/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Phân biệt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
Tiêu chí phân biệt | Chi nhánh | Văn phòng đại diện | Địa điểm kinh doanh |
Khái niệm |
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền |
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó |
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể |
Mục đích thành lập | Hoạt động kinh doanh | Làm địa điểm liên lạc, chăm sóc khách hàng,… | Hoạt động kinh doanh |
Phạm vi thành lập | Có thể thành lập tại tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính | Có thể đặt tại tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mà không cần thành lập chi nhánh chủ quản tại đó | |
Cơ cấu – tổ chức | Thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp
Lưu ý: Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp |
Đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó | Tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể do doanh nghiệp trực tiếp chỉ đạo
Không có chức năng đại diện theo ủy quyền |
Về việc sử dụng con dấu | Được phép khắc và sử dụng mẫu con dấu riêng | Được phép khắc và sử dụng mẫu con dấu riêng. Tuy nhiên, không được phép sử dụng con dấu này để đóng lên hợp đồng mua bán, bởi văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh | Không được phép khắc và sử dụng mẫu con dấu riêng |
Về tổ chức hạch toán, kế toán và kê khai thuế | Chi nhánh có thể lựa chọn hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập với doanh nghiệp. Do đó, chi nhánh có thể có mã số thuế riêng, hóa đơn riêng trong trường hợp lựa chọn hạch toán độc lập | Văn phòng đại diện kê khai thuế tập trung theo doanh nghiệp | Địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính, hình thức kê khai thuế tập trung, sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp. |
Thủ tục thành lập | Đăng ký hoạt động | Thông báo địa điểm |
Lưu ý:
Khác với luật doanh nghiệp cũ, luật doanh nghiệp 2020 bắt buộc doanh nghiệp khi đặt tên địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “địa điểm kinh doanh.
Như vậy, tên Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
Trên đây là tư vấn của Bravolaw về nên thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh?, nếu còn bất kỳ thắc mắc cần được tư vấn và giải đáp xin vui lòng nhấc máy và gọi cho chúng tôi qua tổng đài 1900.6296 để được giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn nhé!
Mọi chi tiết về Nên thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh? xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW
Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline : 1900 6296
Email : [email protected]