Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi thành lập công ty
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty cũng là một yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của công ty đó. Vậy khi mở công ty nên lựa chọn loại hình nào cho phù hợp thì sau đây Luật Bravolaw sẽ giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc trên qua bài viết sau đây.
Doanh nghiệp là gì?
Theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Các loại hình doanh nghiệp hiện nay
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp sau:
- Công ty TNHH 1 Thành viên;
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Công ty Cổ phần;
- Công ty Hợp danh;
- Doanh nghiệp tư nhân;
Ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp
Công ty TNHH một thành viên:
Ưu điểm:
- Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân và do một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ về tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
- Chủ sở hữu có thể quyết định mọi vấn đề về cơ cấu quản lý, điều hành của công ty.
Nhược điểm:
- Do loại hình công ty này chỉ có một thành viên và chịu trách nhiệm hữu hạn đối với đối với các rủi ro trong quá trình kinh doanh chính vì vậy ít tạo được lòng tin đối với bên đối tác.
- Khi muốn huy động vốn thì cần phải chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác kéo theo nhiều thủ tục và tốn nhiều thời gian.
- Công ty TNHH một Thành viên không thể phát hành cổ phiếu và thực hiện các giao dịch trên sàn chứng khoán.
Công ty TNNH 2 thành viên trở lên:
Ưu điểm:
- Cũng giống như công ty TNHH một thành viên thì loại hình doanh nghiệp này cũng có tư cách pháp nhân, các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty chính vì vậy ít phải chịu rủi ro trong quá trình hoạt động.
- Với loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể chuyển nhượng vốn, bán lại phần vốn góp cho các tổ chức, cá nhân khác chính vì vậy loại hình doanh nghiệp này có khả năng huy động vốn.
Nhược điểm:
- Cũng chính vì các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các rủi ro của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp nên cũng ít tạo được niềm tin đối với đối tác.
- Hạn chế số thành viên tối đã chỉ có thể là 50 người.
- Công ty TNHH 2 thành viên không được phát hành cổ phiều và giao dịch trên sàn chứng khoán.
Công ty Cổ phần:
Ưu điểm:
- Các thành viên công ty sẽ phải chịu ít rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh vì các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm khi có rủi ro trong quá trình hoạt động trong phạm vi số vốn cam kết góp.
- Công ty cổ phần được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu… và thực hiện các giao dịch trên sàn chứng khoán.
- Công ty cổ phần có thể chuyển nhượng vốn cho các cổ đông ở bên trong và bên ngoài công ty. Số lượng thành viên công ty cũng không có giới hạn chính vì vậy công ty cổ phần có khả năng huy động vốn cao nhất trong tất cả các loại hình doanh nghiệp hiện nay.
Nhược điểm:
- Cũng giống như loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần ít tạo được niềm tin với đối tác do các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn cam kết góp.
- Do số lượng cổ đông không có giới hạn cho nên việc điều hành công ty khá phức tạp nên dễ xảy ra trình trạng bất đồng ý kiến trong nội bộ công ty.
Công ty Hợp danh:
Ưu điểm:
- Công ty hợp danh là sự kết hợp uy tín cá nhân của nhiều thành viên do các thành viên công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn tài sản của mình đối với các rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh chính vì vậy cũng dễ tạo được lòng tin đối với khách hàng.
Nhược điểm:
- Do phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn chính vì vậy thành viên công ty hợp danh phải chịu rủi ro rất cao.
Doanh nghiệp tư nhân:
Ưu điểm:
- Loai hình này chủ động được trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ít phải chịu sự ràng buộc bởi các quy định pháp luật.
- Tạo được lòng tin đối với các khách hàng, đối tác do loại hình doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các rủi ro khi kinh doanh.
Nhược điểm:
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chính vì vậy mức độ rủi ro rất cao.
- Phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty.
Vậy nên lựa chọn loại hình công ty nào?
Những gì Luật Bravolaw đã liệt kê những ưu điểm, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp hiện nay.
Đối với việc nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào thì khách hàng có thể lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn loại hình công ty phổ biến nhất hiện nay. Bởi vì các loại hình công ty phổ biến hiện nay đa số điều là các doanh nghiệp làm ăn phát triển, họ đã tiên phong lựa chọn loại hình phù hợp chính vì vậy yếu tố phổ biến cũng rất quan trọng trong quá trình lựa chọn khi mở công ty.
- Lựa chọn loại hình công ty mang lại ít rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như ít rủi ro đối với chủ sở hữu. Bởi vì yếu tố rủi ro là không ai mong muốn, vậy nên loại hình doanh nghiệp nào càng ít rủi ro thì chủ sở hữu cũng nên cân nhắc lựa chọn.
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp có thể mang lại nhiều lợi ích như: Khả năng huy động vốn, khả năng tạo niềm tin với đối tác, khả năng tổ chức quản lý…
- Như vậy các loại hình doanh nghiệp điều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tùy vào mục đích hoạt động mà chủ sở hữu có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp.
- Pháp luật cũng không có quy định về nên lựa chọn loại hình công ty nào khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, cho nên việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là do mỗi cá nhân quyết định miễn sao mang lại lợi ích cho chủ sở hữu.
Như vậy Luật Bravolaw cũng đã giới thiệu đến quý khách hàng nên lựa chọn những loại hình công ty nào để thành lập, mong bạn sẽ chọn được loại hình phù hợp khi mở công ty lập nghiệp. Qúy khách hàng cần tư vấn thêm có thể liên hệ 1900 6296 để được hỗ trợ tư vấn.
Mọi chi tiết về Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi thành lập công ty xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW
Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline : 1900 6296
Email : [email protected]