Một số nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp sau khi thành lập theo Luật Doanh nghiệp 2014

Doanh nghiệp sau khi thành lập sẽ có những nghĩa vụ gì theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014? Đây là câu hỏi của hầu hết các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2014, Bravolaw xin nêu rõ một số nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp sau khi thành lập như sau.

Bài viết mới:

Một số nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp sau khi thành lập theo Luật Doanh nghiệp 2014

1. Đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh khi hoạt động trong ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Nếu doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trước khi hoạt động kinh doanh phải đảm bảo duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó và đảm bảo duy trì các điều kiện bắt buộc đó trong suất quá trình hoạt đồng kinh doanh (Luật Doanh nghiệp 2014, Điều 8.1).

Điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện chủ yếu nhất là giấy phép kinh doanh.

Ngoài ra còn có một số các điều kiện kinh doanh khác như:

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,
  • Chứng chỉ hành nghề,
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp,
  • Yêu cầu về vốn pháp định,
  • Văn bản chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
  • Yêu cầu khác theo quy định.

2. Tuân thủ quy định về kế toán và nộp báo cáo tài chính đầy đủ, đúng hạn và chính xác

Doanh nghiệp phải có kế toán riêng hay các phòng ban kế toán để thực hiện các công việc liên quan đến nghiệp vụ kế toán cho doanh nghiệp.

Các công việc cụ thể như: Báo cáo tháng, báo cáo quý và báo cáo khi kết thúc năm tài chính trung thực, chính xác.

Nghĩa vụ thuế quan trọng nhất của doanh nghiệp là nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và Việt Nam đang áp dụng một thuế suất tiêu chuẩn chung cho mọi loại hình doanh nghiệp (trừ các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế suất khi hoạt động trong ngành nghề được ưu đãi đầu tư kinh doanh).

Việc không tuân thủ các nghĩa vụ trên có thể là căn cứ để thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động (NLĐ)

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ là một nghĩa vụ của DN.

Nghĩa vụ này bao gồm việc doanh nghiệp:

  • DN không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của NLĐ trong doanh nghiệp,
  • DN không được sử dụng LĐ cưỡng bức và LĐ trẻ em,
  • DN phải hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ;
  • Thực hiện chế độ BHXNH, BHYT, BH thất nghiệp và các loại BH khác theo quy định.

4. Thực hiện nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp, báo cáo và công bố thông tin

Doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần có trách nhiệm lập sổ đăng ký thành viên và sổ cổ đông.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai thông tin DN trên Cổng thông tin Quốc gia về ĐKDN.

Nội dung công bố bao gồm các nội dung trên Giấy CN ĐKDN và các thông tin liên quan đến:

  • Ngành nghề kinh doanh,
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần và
  • Mẫu con dấu.

Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế nếu ngừng hoạt động kinh doanh 1 năm. Doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ thông báo khi ngừng kinh doanh trong một năm có thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

5. Chịu mọi trách nhiệm về thông tin đăng ký doanh nghiệp

DN có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các nội dung thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo.

Trường hợp phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì DN phải kịp thời sửa đổi và bổ sung các thông tin đó.

6. Các nghĩa vụ khác

Ngoài các nghĩa vụ kể trên, DN phải có nghĩa vụ chung như:

  • DN phải tuân thủ quy định của PL về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh;
  • Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh về đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng;
  • Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa và dịch vụ theo tiêu chuẩn do PL quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

Bạn đang muốn thành lập công ty? hãy liên hệ ngay công ty Bravolaw với dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp và uy tín.

Bravolaw Dịch Vụ Nhanh Gọn – Tiết Kiệm Thời Gian

Thời gian thực hiện: Tùy theo loại hình dịch vụ mà Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện.

Chi phí: Là sự thỏa thuận trên tinh thần hợp tác và bền vững giữa Bravolaw và Quý khách hàng, sao cho đạt được HIỆU QUẢ công việc TỐT NHẤT.

Trong tất cả dịch vụ tại Bravolaw

  • Sẽ không phát sinh thêm chi phí khác.
  • Tư vấn miễn phí, chuyên nghiệp, tận tình và đến tận nơi.
  • Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm thời gian.
  • Giao GPKD và con dấu miễn phí tận nhà.

Khách hàng KHÔNG phải đi lên sở KHĐT, KHÔNG phải đi ủy quyền, KHÔNG phải chứng thực CMND/ Hộ chiếu.

Bravolaw Luôn Sẵn Sàng Đồng Hành, Giúp Đỡ & Giải Quyết Các Vấn Đề Của Quý Khách Hàng

Rate this post

Mọi chi tiết về Một số nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp sau khi thành lập theo Luật Doanh nghiệp 2014 xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Dia Chi Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Dien Thoai Hotline : 1900 6296

Email Email : [email protected]

Không có comment nào !

Để lại một trả lời