Kinh nghiệm thực hiện thủ tục thành lập công ty cho khách hàng, Luật Bravolaw nhận thấy có nhiều lý do dẫn đến việc khách hàng mong muốn đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh. Đối với yêu cầu đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh để đảm bảo đủ hoạt động, đảm bảo khi mở rộng kinh doanh không phải đăng ký bổ sung thì đương nhiên là một lý do tốt, và chúng tôi cũng luôn nỗ lực làm tốt yêu cầu này cho khách hàng khi chọn ngành nghề. Còn một số trường hợp lý do đăng ký nhiều ngành nghề có thể như sau:

Đăng ký nhiều ngành nghề để tránh phải thay đổi giấy phép kinh doanh

Có rất nhiều người điều hành doanh nghiệp trong đó người thì luôn bận mải công việc nên không đủ thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, người lập công ty để kinh doanh tay trái nên không muốn tốn chi phí thay đổi giấy phép kinh doanh, người thì lập công ty khi chưa có sự xác định trọng tâm kinh doanh chủ đạo,… Nói chung có nhiều lý do để quyết định đăng ký càng nhiều càng tốt ngành nghề kinh doanh để sau này đỡ phải bổ sung. Quan điểm này có thực sự hợp lý?

  • Theo Luật doanh nghiệp 2020 ngành nghề kinh doanh công ty không hiển thị trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng vẫn được Phòng đăng ký kinh doanh ghi nhận trên Giấy xác nhận thông tin doanh nghiệp và niêm yết công khai trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Công ty là công cụ để tạo dựng sự nghiệp và phát triển kinh doanh do đó chúng ta cần chau chuốt và tận tâm cho nó. Việc đăng ký nhiều ngành nghề làm cho tờ bản năng lực công ty trông có vẻ “chợ” và loãng khi đối tác muốn nắm bắt lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu vậy việc đăng ký nhiều ngành nghề lại có tác dụng ngược theo tiêu chí niềm tin ở các đối tác.
  • Đăng ký nhiều ngành nghề nhưng chắc gì các bạn đã biết lĩnh vực nào công ty đang được phép kinh doanh, lĩnh vực nào thì không? Đây là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt những sai phạm như: xuất hóa đơn khi chưa đăng ký kinh doanh, chưa đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn kinh doanh,…

Vậy nên tốt nhất các bạn hãy đăng ký ít ngành nghề thôi và nên đăng ký 1 bộ ngành nghề cũng loại ví dụ: Công ty về xây dựng thì đừng đăng ký các ngành nghề như: Chăn nuôi lợn,… phản cảm lắm. Sau đó mình bỏ công nghiên cứu qua thông tư hướng dẫn thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh để khi cần thêm ngành nghề nào mình tự tiến hành thủ tục, sẽ không tốn kém và mất thời gian lắm đâu.

Đăng ký nhiều ngành nghề để tránh trường hợp sau này pháp luật thắt chặt không đăng ký được nữa

Một số người bạn tôi nói rằng pháp luật có thể thắt chặt về ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: Cung ứng lao động, Dịch vụ thẩm mỹ,,… thì họ đã đăng ký trước rồi. Tuy nhiên các bạn nên nhớ ngành nghề có trên Giấy phép kinh doanh chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là công ty phải đáp ứng các điều kiện theo pháp luật chuyên ngành mới được kinh doanh. Không đủ 2 điều kiện này kinh doanh là bị tuýt còi ngay. Khi quy định mới áp dụng thì luôn có điều khoản kế thừa, điều khoản chuyển tiếp để áp dụng cho doanh nghiệp đăng ký ngành nghề trước và sau khi văn bản pháp luật có hiệu lực, do đó cách đăng ký đón đầu không giúp cho doanh nghiệp có được các lợi ích là được bỏ qua các điều kiện về kinh doanh.

Do không tìm được mã ngành tương ứng nên cứ la lá ngành nghề của mình là mình đăng ký

Quan điểm này cũng có cái hay nhưng cái dở thì không ít. Đã là ngành nghề chủ đạo thì bạn nên tìm hiểu kỹ và đảm bảo khi đăng ký ngành nghề đáp ứng đủ sau này kinh doanh mình không có lo lắng gì nữa chứ như một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ: Chống mối mọt,… không biết cho vào mã ngành nào nên đăng ký thêm ngành nghề: dịch vụ hỗ trợ trồng trọt vì trong quyết định 27/2018/QĐ-TTg có từ “mọt” ở mã ngành này. Đăng ký như thế có ngày kinh doanh chính đáng vẫn bị phạt như thường.

Kinh nghiệm đăng ký một bộ ngành nghề kinh doanh ưng ý

Theo kinh nghiệm của Luật Bravolaw bộ ngành nghề kinh doanh chính là một trong 2 yếu tố đối tác đánh giá về quy mô và lĩnh vực hoạt động của một doanh nghiệp, do đó kỹ năng lựa chọn ngành nghề kinh doanh khi đăng ký là vấn đề nên xem trọng. Để có được một bộ ngành nghề kinh doanh ưng ý, doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề sau:

  • Một là, danh sách ngành nghề kinh doanh cần có đủ các lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp. Ví dụ một công ty xây dựng công trình công nghiệp nếu thiếu ngành nghề về san lấp mặt bằng, xây dựng công trình xả thải thì đối tác sẽ nhận định quy mô hoạt động của doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức thầu phụ theo các công việc nhỏ lẻ.
  • Hai là, cần đăng ký bổ sung các ngành nghề kinh doanh dự kiến cho kế hoạch phát triển trong tương lai. Ví dụ một công ty về nhà hàng cần đăng ký ngành nghề về nhượng quyền thương mại, ngành nghề về chế biến thực phẩm, ngành nghề về lưu trú.
  • Ba là, cần đăng ký đủ ngành nghề về quản lý doanh nghiệp và trợ giúp doanh nghiệp. Đây là danh sách các ngành nghề có thể hỗ trợ chi phí cho đối tác như Hoạt động tư vấn quản lý, Ủy thác xuất nhập khẩu, …

Với hơn 11 năm kinh nghiệm triển khai dịch vụ đăng ký kinh doanh tại Hà Nội, chúng tôi luôn chau chuốt bộ ngành nghề kinh doanh của khách hàng trong mọi gói dịch vụ pháp lý cung cấp. Quý khách hàng cần sử dụng dịch vụ thành lập công ty hãy gọi cho Luật Bravolaw theo Zalo và Hotline để được chúng tối tư vấn nhé!. Chúc các bạn thành công!