Hướng dẫn thành lập công ty dịch thuật chi tiết

Ngày nay khi Việt Nam gia nhập quốc tế thì công ty dịch thuật là một loại hình kinh doanh khá phổ biến hiện nay, do nhu cầu cần dịch tiếng nước ngoài sang tiếng Việt Nam ngày càng nhiều. Để thành lập công ty dịch thuật ngoài đáp ứng các quy định về hồ sơ thành lập mới thì người trực tiếp dịch thuật cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn về dịch thuật theo quy định pháp luật. Luật Bravolaw sẽ hướng dẫn đến quý khách hàng quy trình thành lập công ty dịch thuật theo quy định mới nhất hiện nay.

Tài liệu tham khảo:

  • LUẬT DOANH NGHIỆP số: 59/2020/QH14
  • NGHỊ ĐỊNH Số: 01/2021/NĐ-CP
  • NGHỊ ĐỊNH 23/2015/NĐ-CP

Dịch thuật là gì?

  • Dịch thuật được hiểu đơn giản là chuyển đổi ý nghĩa của một đoạn văn, văn bản từ một ngôn ngữ gốc sang một thứ ngôn ngữ khác thành một đoạn văn, văn bản mới.
  • Đoạn văn, văn bản mới được dịch gọi là bản dịch thuật.

Tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch thuật

Theo Điều 27 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch thuật như sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  • Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.
  • Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định tại Khoản này thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.

Tiêu chuẩn, điều kiện cộng tác viên dịch thuật

  • Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định được làm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp trong phạm vi cả nước. Phòng Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên dịch thuật và lập danh sách cộng tác viên dịch thuật của phòng, báo cáo Sở Tư pháp phê duyệt.
  • Trên cơ sở danh sách cộng tác viên dịch thuật đã được Sở Tư pháp phê duyệt, Phòng Tư pháp niêm yết công khai tại trụ sở của Phòng Tư pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu chứng thực trong việc liên hệ với người dịch.
  • Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp phải ký hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với Phòng Tư pháp, trong đó xác định rõ trách nhiệm của người dịch đối với nội dung, chất lượng của bản dịch.

Các việc cần chuẩn bị thành lập công ty dịch thuật

Chuẩn bị tên công ty dịch thuật:

  • Tên theo tiếng Việt phải bao gồm 2 thành tố sau:
  • Loại hình doanh nghiệp + tên riêng
  • Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Chuẩn bị địa chỉ đặt trụ sở kinh doanh công ty dịch thuật

  • Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Chuẩn bị nghành nghề kinh doanh của công ty dịch thuật

  • Đầu tiên phải lựa chọn mã nghành dịch vụ dịch thuật là: 7490
  • Ngoài ra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ có thể lựa chọn một số nghành nghề kinh doanh khách để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Chuẩn bị vốn điều lệ:

  • Để mở công ty dịch thuật thì phần vốn điều lệ của công ty khi thành lập là điều không thể thiếu.
  • Vốn điều lệ có thể là căn cứ để thực hiện nghĩa vụ thuế môn bài hằng năm của doanh nghiệp.

Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục thành lập công ty dịch thuật

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà thành phần hồ sơ thành lập mới công ty bảo vệ có thể khác nhau như sau:

Đối với công ty TNHH một thành viên:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với công ty TNHH 2 Thành viênCông ty cổ phần:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với doanh nghiệp tư nhân:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Đối với công ty Hợp danh:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Trình tự thực hiện:

  • Sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ người thực hiện thủ tục tiến hành nộp một bộ hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh/Thành phố nới đặt trụ sở chính.
  • Nếu hồ sơ hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh tiến hành thụ ký hồ sơ và ra biên nhận hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo từ chối và tiến hành hướng dẫn đến người nộp hồ sơ.

Thời gian thực hiện: Từ 03-05 ngày nếu hồ sơ hợp lệ

Kết quả: Giấy phép kinh doanh

Những thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy phép

  • Khắc dấu-in bảng hiệu
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử và tài khoản ngân hàng
  • Khai thuế ban đầu

Như vậy Luật Bravolaw đã giới thiệu đến quý khách hàng những quy định pháp luật để thành lập công ty dịch thuật. Qúy khách hàng có nhu cầu thành lập công ty dịch thuật hoặc cần tư vấn có thể liên hệ 1900 6296 để được hỗ trợ tư vấn và sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Rate this post

Mọi chi tiết về Hướng dẫn thành lập công ty dịch thuật chi tiết xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Dia Chi Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Dien Thoai Hotline : 1900 6296

Email Email : [email protected]

Không có comment nào !

Để lại một trả lời