Công ty có thể thuê người đại diện theo pháp luật?
Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện nay, không cấm doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp luật. Điều này rất thuận tiện cho các doanh nghiệp cần có người đủ năng lực, chuyên môn và kinh nghiệm là người đại diện theo pháp luật để hỗ trợ ban lãnh đạo công ty, đưa ra các phương án kinh doanh, tham gia quản lý, điều hành, báo cáo tình hình kinh doanh. Qua đó có thể thấy người đại diện theo pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, để đảm bảo cơ cấu nhân sự cũng như các hoạt động kinh doanh khi thuê người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp cần lưu ý các nội dung sau:
Quan hệ giữa người đại diện theo pháp luật thuê và doanh nghiệp
Đây là mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, người đại diện theo pháp luật thuê sẽ ký kết hợp đồng lao động sẽ ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp ký hợp đồng là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân. Do đó, mối quan hệ này sẽ không chỉ được điều chỉnh bởi quy định của Luật Doanh nghiệp mà còn chịu sự điều chỉnh bởi Luật Lao động.
Người đại diện theo pháp luật được thuê sẽ thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp theo các quy định tại hợp đồng lao động, đồng thời phải tuân thủ các quy định của Luật doanh nghiệp.
Chức danh của người đại diện theo pháp luật đi thuê
Người đại diện theo pháp luật được thuê có thể giữ chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc các chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty như Phó Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành.
Lưu ý:
Người đại diện theo pháp luật đi thuê không thể giữ các chức danh: Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị vì đây là chức danh chỉ có các cá nhân tham gia góp vốn điều hành doanh nghiệp mới có thể được bổ nhiệm.
Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp 2020.
- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và các tiêu chuẩn khác theo quy định tại Điều lệ và Quy chế tuyển dụng của doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở lên thì phải đảm bảo giám đốc của công ty không được là người thân thích trong gia đình như vợ, chồng, cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; con để, con nuôi, anh, chị em đối với người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại công ty.
Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
- Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ nêu trên.
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của ban lãnh đạo công ty;
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư;
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm;
- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Tuyển dụng lao động;
- Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động giữa Người đại diện theo pháp luật và công ty.
Nhiệm kỳ của người đại diện theo pháp luật
Theo quy định của Luật doanh nghiệp nhiệm kỳ của người đại diện theo pháp luật không quá 05 năm, như vậy trường hợp thuê người đại diện theo pháp luật thì thời hạn hợp đồng lao động sẽ không quá 05 năm. Khi kết thúc hợp đồng lao động, doanh nghiệp thay đổi người đại diện theo pháp luật mới cần phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.
Mọi khó khăn, vướng mắc về người đại diện theo pháp luật của công ty Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.6296 hoặc gửi email để được Bravolaw hỗ trợ nhanh nhất và kịp thời nhất!
Mọi chi tiết về Công ty có thể thuê người đại diện theo pháp luật? xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW
Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline : 1900 6296
Email : [email protected]