Cách đặt tên công ty hay và không bị trùng (Cập nhật 2021)

Tên công ty là tên gọi của doanh nghiệp được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp đó. Việc đặt tên cho công ty không chỉ phải đúng luật mà còn phải hay để tạo ấn tượng, thiện cảm với khách hàng, đối tác. Dưới đây là cách đặt tên công ty hay, đúng luật và đảm bảo không bị trùng mà bạn có thể tham khảo.

Cách đặt tên công ty hay và không bị trùng

Tầm quan trọng của tên công ty

Có thể nói, tên công ty là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của một doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, nếu không có tên công ty doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp thành công. Bởi vì theo quy định của pháp luật nếu không có tên doanh nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không thể thụ lý hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp cho mọi tổ chức, cá nhân.

Không chỉ để hợp thức hóa về mặt pháp luật tên công ty còn là một trong những yếu tố quyết định đến sự khác biệt và thành công cho mỗi doanh nghiệp nếu như họ tìm được tên công ty hay, ấn tượng, độc đáo và có thể làm lay động giác quan của người đọc hoặc người nghe.

Để có thể đặt được tên công ty đẹp, hay và ý nghĩa trước hết bạn phải xác định được công ty của mình sẽ thực hiện hoạt động kinh doanh về ngành nghề, lĩnh vực gì để từ đó có thể chọn ra những cái tên phù hợp với ngành nghề kinh doanh đó. Sau đó, hãy chắc chắn rằng tên công ty luôn là cái tên xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ của người tiêu dùng.

Muốn trở thành cái tên luôn xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ của người tiêu dùng công ty nên lựa chọn những tên hiếm, độc đáo nhưng vẫn phải đảm bảo được sự đơn giản và đủ mạnh mẽ để gây ấn tượng với khách hàng và đối tác.

Bên cạnh tìm kiếm những cái tên công ty hay bạn cần phải lưu ý việc đặt tên công ty không bị trùng. Để làm được điều này, tốt hơn hết hãy sử dụng công cụ tìm kiếm trên internet bằng cách gõ tên công ty mình định đặt và xem kết quả để biết được có công ty nào đang sử dụng cái tên đó không, nếu có thì cần phải nghĩ ra một cái tên khác mới hơn cho công ty của mình.

Các dạng tên công ty cần biết

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, tên công ty bao gồm 3 loại, đó là: Tên công ty bằng tiếng Việt, tên công ty bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt công ty. Trong đó:

Tên tiếng Việt của công ty bao gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.

  • Tên loại hình doanh nghiệp là chính là tên loại hình doanh nghiệp mà công ty bạn sẽ đăng ký tại cơ quan nhà nước, có thể là: “Công ty trách nhiệm hữu hạn” (Công ty TNHH), “Công ty cổ phần” (Công ty CP), “Công ty hợp danh” (Công ty HD), “Doanh nghiệp tư nhân” (Doanh nghiệp TN)
  • Tên riêng: Tên riêng của công ty sẽ được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên công ty bằng tiếng nước ngoài được hiểu là tên được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài (nằm trong hệ La – tinh). Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của công ty vẫn có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Tên viết tắt của doanh nghiệp là tên được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Lưu ý:

Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ có 2 loại công ty là trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên. Lúc này sẽ có nhiều người thắc mắc rằng có bắt buộc phải thêm cụm từ “1 thành viên” hay “2 thành viên” hay không? Trong trường hợp này pháp luật sẽ không bắt buộc công ty phải thêm 2 cụm từ “1 thành viên” hay “2 thành viên” và có thể đặt theo ý muốn của mình, miễn tên đó không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty hiện đang hoạt động tại Việt Nam.

Ngoại ra bạn cũng có thể tham khảo đặt tên theo phong thuỷ tại đây

Ba điều cấm kỵ trong đặt tên công ty

Theo quy định đặt tên công ty thì có 3 điều cấm kỵ mà công ty không được phạm phải khi đặt tên cho công ty, đó là:

Cấm đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn

Tên trùng được hiểu là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký trước. Còn tên gây nhầm lẫn là tên thuộc một trong các trường hợp: Đọc giống; trùng tên viết tắt; trùng tên bằng tiếng nước ngoài; tên riêng chỉ khác một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó; tên riêng chỉ khác bởi các ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”; tên riêng chỉ khác bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng; tên riêng chỉ khác bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự; trùng tên riêng,…

Ví dụ: Hiện tại bạn muốn đặt tên cho công ty mình là Công ty cổ phần Misa, tuy nhiên tên công ty này đã được một doanh nghiệp khác đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, như vậy, đây được gọi là tên trùng và sẽ không được cơ quan có thẩm quyền cho phép đăng ký thành lập doanh nghiệp dưới cái tên này (Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2014 thì cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp).

Căn cứ pháp lý: Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều 17 Nghị định 78/2015 về Đăng ký doanh nghiệp.

Cấm sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2014 thì việc sử dụng tên của các tổ chức sau để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của công ty sẽ bị pháp luật cấm:

  • Cơ quan nhà nước
  • Đơn vị vũ trang nhân dân
  • Tổ chức chính trị
  • Tổ chức chính trị – xã hội
  • Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp
  • Tổ chức xã hội
  • Tổ chức xã hội – nghề nghiệp

Tuy nhiên, trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức thì công ty vẫn có thể đặt tên doanh nghiệp theo tên của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Cấm sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc

Việc sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên cho doanh nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Vậy như thế nào được xem là đặt tên doanh nghiệp vi phạm truyền thống lịch sử của dân tộc? Như thế nào là đặt tên doanh nghiệp vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc? Vấn đề này đã được lý giải và quy định tại Điều 2, Điều 3 Thông tư 10/2014/TT-BVHTTDL Hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trên đây là một số cách đặt tên công ty hay, đúng luật mà bạn có thể tham khảo để tìm được cho công ty của mình một số tên công ty hay nhằm gây ấn tượng với khách hàng, đối tác. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp đừng ngần ngại nhấc máy và gọi cho Bravolaw qua Hotline: 1900.6296 để được tứ vấn và giải đáp thắc mắc nhé! Chúc bạn thành công.

Rate this post

Mọi chi tiết về Cách đặt tên công ty hay và không bị trùng (Cập nhật 2021) xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Dia Chi Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Dien Thoai Hotline : 1900 6296

Email Email : [email protected]

Không có comment nào !

Để lại một trả lời