Ở bài trước Bravolaw đã Tổng hợp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh – phần 1, hôm nay Bravolaw mời bạn theo dõi tiếp phần 2 qua bài viết dưới đây nhé:
Bài viết mơi:
- Điều kiện để thành lập công ty thực phẩm cần có những gì?
- Thủ tục xin cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện vê an ninh, trật tự đối với ngành, nghề sản xuất con dấu
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp
1. Cơ sở pháp lý
Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 06 năm 2016 Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
2. Xử lý hành vi không đúng đắn liên quan tới thành lập doanh nghiệp
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi công ty không còn đủ số lượng thành viên, cổ đông tối thiểu theo quy định trong thời hạn 6 tháng liên tục.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động khi đã kết thúc thời hạn ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế, tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm mục 3.5.1;
- Buộc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty hoặc đăng ký giải thể đối với hành vi vi phạm tại mục 3.5.2;
- Buộc đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông
- Buộc định giá lại tài sản góp vốn và đăng ký vốn Điều lệ phù hợp với giá trị thực tế của tài sản góp vốn đối với hành vi vi phạm tại mục 3.5.4;
- Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm đó là: Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.
3. Xử lý hành vi không đúng đắn liên quan tới đăng ký người thành lập doanh nghiệp
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thành lập doanh nghiệp mà theo quy định của pháp luật không có quyền thành lập doanh nghiệp; không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.
Biện pháp khắc phục hậu quả
- Buộc đăng ký thay đổi thành viên hoặc cổ đông đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu, công ty cổ phần và công ty hợp danh đối với hành vi vi phạm đó là đăng ký thành lập doanh nghiệp mà theo quy định của pháp luật không có quyền thành lập doanh nghiệp.
- Buộc thay đổi thành viên đối với tổ chức, cá nhân góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định đối với hành vi vi phạm đó là không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.
4. Xử lý hành vi không đúng đắn liên quan tới báo cáo và thực hiện yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính các thông tin thay đổi của thành viên Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần), thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm dừng của cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Không đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh đối với trường hợp doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc gửi báo cáo tới cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính các thông tin thay đổi của thành viên Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần), thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Trên đây là phần tư vấn của Luật Bravolaw về một số vấn đề xử phạt hành chính trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp.
Bài viết bạn đang xem thuộc chuyên mục Dịch vụ Thành lập công ty. Bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại Website: https://luatsuonline.vn/ để biết thêm thông tin cần thiết.
Luật Bravolaw Dịch Vụ Nhanh Gọn – Tiết Kiệm Thời Gian
Thời gian thực hiện: Tùy theo loại hình dịch vụ mà Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện.
Chi phí: Là sự thỏa thuận trên tinh thần hợp tác và bền vững giữa Bravolaw và Quý khách hàng, sao cho đạt được HIỆU QUẢ công việc TỐT NHẤT.
“ Uy tín được xây dựng từ chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp trên tinh thần hợp tác BỀN VỮNG – CÙNG ĐỒNG HÀNH với khách hàng trong suốt chặng đường hình thành và phát triển. Bravolaw cố gắng ngày càng hoàn thiện mình hơn để cung cấp cho khách hàng dịch vụ TỐT NHẤT và luôn tìm kiếm những khách hàng mà CHỈ CÓ Bravolaw mới có thể đáp ứng được nhu cầu.”
Trong tất cả dịch vụ Bravolaw
- Không phát sinh thêm chi phí khác.
- Tư vấn chuyên nghiệp, tận tình và đến tận nơi.
- Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm thời gian.
- Giao GPKD và con dấu miễn phí tận nhà.
Khách hàng KHÔNG phải đi lên sở KHĐT, KHÔNG phải đi ủy quyền, KHÔNG phải chứng thực CMND/ Hộ chiếu.
Bravolaw Luôn Sẵn Sàng Đồng Hành, Giúp Đỡ & Giải Quyết Các Vấn Đề Của Quý Khách Hàng