Thành lập công ty tron gói trong 03 ngày

Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Như chúng ta đã biết, cấu trúc vốn là sự kết hợp số lượng nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được dùng để tài trợ cho quyết định đầu tư của một DN.

Bài viết mới:

Vấn đề đặt ra ở đây là liệu một doanh nghiệp nào đó có thể tác động đến giá trị và chi phí sử dụng vốn của nó bằng cách thay đổi cấu trúc vốn hay không? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Bravolaw tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

1. Rủi ro doanh nghiệp và thuế thu nhập doanh nghiệp và sự chủ động tài chính

Rủi ro phát sinh đối với tài sản của doanh nghiệp ngay cả khi không sử dụng nợ. Doanh nghiệp nào có rủi ro càng lớn thì càng hạ thấp tỉ lệ nợ tối ưu.

Do lãi vay là yếu tố chi phí trước thuế nên sử dụng nợ giúp DN tiết kiệm thuế. Tuy nhiên điều này sẽ không còn ý nghĩa đối với những doanh nghiệp nào được ưu đãi hay vì lý do gì đó mà thuế thu nhập ở mức thấp.

Không những vậy, sử dụng nợ nhiều làm giảm đi sự chủ động về tài chính đồng thời làm xấu đi tình hình bảng cân đối kế toán dẫn đến việc các nhà cung cấp vốn ngần ngại cho vay hay đầu tư vốn vào doanh nghiệp.

2. Các tiêu chuẩn ngành

Cấu trúc vốn giữa các ngành công nghiệp khác nhau rất nhiều. Các nhà phân tích tài chính, các ngân hàng đầu tư, các cơ quan xếp hạng trái phiếu, các nhà đầu tư cổ phần thường và các ngân hàng thương mại thường so sánh rủi ro tài chính của doanh nghiệp, đo lường bởi các tỷ số khả năng thanh toán lãi vay, khả năng thanh toán chi phí tài chính cố định và tỷ lệ đòn bẩy với các tiêu chuẩn hay định mức của ngành hoạt động. Tóm lại các nghiên cứu về tác động của ngành hoạt động đối với cấu trúc vốn thường đi tới kết luận là có một cấu trúc vốn tối ưu cho các doanh nghiệp.

3. Tác động của ưu tiên quản trị

Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng có thể không có một cấu trúc vốn mục tiêu riêng và hàm ý rằng các doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ hơn.

Các giám đốc tài chính, điều hành điều chỉnh tỉ lệ chi trả cổ tức để tránh việc bán cổ phiếu thường ra bên ngoài cũng như tránh các thay đổi lớn trong số lượng cổ phiếu. Nếu cần phải có tài trợ từ bên ngoài, các chứng khoán an toàn nhất nên được phát hành trước.

Cụ thể các công cụ nợ thường là chứng khoán đầu tiên được phát hành và việc bán cổ phiếu ra bên ngoài là giải pháp cuối cùng. Ưu tiên cho tài trợ nội bộ dựa trên ước muốn tránh các biện pháp kỷ luật và giám sát sẽ xảy ra khi bán chứng khoán mới ra công chúng.

4. Các vấn đề đạo đức

Tác động của việc mua lại bằng vốn vay (BVV) đối với cổ đông, mua lại bằng vốn vay đặt ra các vấn đề đạo đức quan trọng.

Các quyền lợi có tính cạnh tranh của cổ đông sẽ được giải quyết như thế nào trong việc mua lại bằng vốn vay và trong các giao dịch tài chính quan trọng khác? Tuy nhiên, các câu hỏi này ít khi có được câu trả lời đơn giản.

Một vài vấn đề cần xem xét khi thảo luận về tính đạo đức của các mua lại BVV:

Bài viết bạn đang xem thuộc chuyên mục Dịch vụ Thành lập công ty. Bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại Website: https://luatsuonline.vn/ để biết thêm thông tin cần thiết.

Luật Bravolaw Dịch Vụ Nhanh Gọn – Tiết Kiệm Thời Gian

Thời gian thực hiện: Tùy theo loại hình dịch vụ mà Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện.

Chi phí: Là sự thỏa thuận trên tinh thần hợp tác và bền vững giữa Bravolaw và Quý khách hàng, sao cho đạt được HIỆU QUẢ công việc TỐT NHẤT.

Trong tất cả dịch vụ tại Luật Bravolaw

Khách hàng KHÔNG phải đi lên sở KHĐT, KHÔNG phải đi ủy quyền, KHÔNG phải chứng thực CMND/ Hộ chiếu.

Bravolaw Luôn Sẵn Sàng Đồng Hành, Giúp Đỡ & Giải Quyết Các Vấn Đề Của Quý Khách Hàng

Rate this post
Exit mobile version