Hiện nay thủ tục đăng ký kinh doanh ra sao? Vốn đăng ký kinh doanh tối thiểu là bao nhiêu thì được đăng ký kinh doanh? Vốn bao nhiêu thì phải đăng ký kinh doanh theo quy định? Đăng ký kinh doanh tốn bao nhiêu tiền? Những ai cần đăng ký kinh doanh? Những ngành nghề nào bắt buộc phải đăng ký kinh doanh? Luật quy định vấn đề này như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Bravolaw nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP
Quy định về ngành nghề đăng ký kinh doanh trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm. Đó là quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2020. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 1,2,3 Điều 8 của Luật này. Cụ thể như sau:
- Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
Như vậy, bên cạnh quyền được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm được Luật doanh nghiệp quy định, doanh nghiệp cùng cần thực hiện những nghĩa vụ tương ứng. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thông báo tới cơ quan kinh doanh. Đồng thời, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật và duy trì điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh mới nhất
Trong hệ thống ngành kinh tế việt Nam mã ngành nghề kinh doanh sẽ được hiển thị bằng chữ số, mã số ngành từ cấp 1 – cấp 5.
- Mã ngành cấp 1: Chữ cái từ A – U;
- Mã ngành cấp 2: Sau vị trí mã ngành cấp 1, có hai chữ số;
- Mã ngành cấp 3: Sau vị trí mã ngành cấp 1 và cấp 2, có 3 chữ số;
- Mã ngành cấp 4: Sau vị trí ngành cấp 1, 2, 3; có 4 chữ số;
- Mã ngành cấp 5: Sau vị trí mã ngành cấp 1, 2, 3, 4; có 5 chữ số.
Danh mục ngành nghề kinh doanh là danh sách, bản ghi phân loại từng mục cụ thể ngành nghề kinh doanh.
Danh mục ngành nghề kinh doanh trong hệ thống nền kinh tế Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ).
Vốn bao nhiêu thì phải đăng ký kinh doanh theo quy định?
Vốn đăng ký kinh doanh hay còn gọi là Vốn điều lệ khi đăng ký thành lập công ty. Theo quy định tại khoản 34, Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì:
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Như vậy, vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký thành lập công ty là mức vốn mà thành viên công ty hoặc cổ đông công ty cam kết góp và được ghi nhận trong điều lệ của công ty.
Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa khi thành lập doanh nghiệp mà tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty, mục đích hoạt động và nhu cầu thực tế của công ty để quyết định mức vốn điều lệ cụ thể. Vì vậy, khi quyết định thành lập doanh nghiệp, thành viên công ty nên xác định vốn điều lệ dựa trên các cơ sở sau:
- Khả năng tài chính của mình;
- Phạm vi, quy mô hoạt động, ngành nghề kinh doanh của công ty;
- Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);
Những lưu ý quan trọng khi đăng ký vốn kinh doanh
Một trong những vấn đề được quan tâm nhất khi thành lập doanh nghiệp là đăng ký vốn kinh doanh cho công ty. Vì vậy, khi đăng ký vốn kinh doanh cho công ty thì bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, về tài sản dùng để góp vốn kinh doanh
Theo quy định tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 thì tài sản dùng để góp vốn kinh doanh bao gồm những loại tài sản sau:
“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, tài sản dùng để đăng ký vốn kinh doanh có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật và các tài sản khác có thể định giá được. Khi đăng ký vốn kinh doanh bằng loại tài sản nào thì trong hồ sơ đăng ký bạn cần thể hiện rõ thông tin về loại tài sản đó.
Thứ hai, về thời hạn góp vốn
Mặc dù doanh nghiệp không cần phải chứng minh việc góp vốn khi thành lập doanh nghiệp nhưng pháp luật lại quy định thời hạn góp đủ vốn đối với những doanh nghiệp mới thành lập 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hết thời hạn trên công ty chưa góp đủ số vốn đã đăng ký thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để điều chỉnh lại số vốn điều lệ theo số vốn thực tế doanh nghiệp đã góp. Nếu không làm thủ tục thay đổi vốn trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, về một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu về mức vốn điều lệ tối thiểu
Mặc dù Luật doanh nghiệp không có quy định về mức vốn điều lệ đăng ký tối thiểu hoặc tối đa đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đăng ký một số ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn điều lệ thì doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng đủ yêu cầu về vốn khi đăng ký ngành nghề kinh doanh đó.
Ví dụ về một số ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn điều lệ:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế yêu cầu vốn điều lệ 500.0000.0000 đồng;
- Kinh doanh dịch vụ bất động sản yêu cầu vốn điều lệ từ 20.000.000.000 đồng trở lên;
- Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động yêu cầu vốn điều lệ từ 2.000.000.000 đồng trở lên
….
Thứ tư, vốn điều lệ quyết định đến mức đóng thuế môn bài hàng năm của công ty
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc đóng thuế môn bài của doanh nghiệp được chia thành hai mức như sau:
- Mức 1: Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng phải đóng mức thuế môn bài 3 triệu đồng /1 năm
- Mức 2: Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống phải đóng mức thuế môn bài 2 triệu đồng/ 1 năm
Như vậy, tùy thuộc vào mức vốn điều lệ doanh nghiệp đã đăng ký mà doanh nghiệp sẽ phải đóng mức thuế môn bài nhất định theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Vốn bao nhiêu thì phải đăng ký kinh doanh theo quy định?” Luật Bravolaw muốn gửi tới bạn đọc. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý quý khách vui lòng liên hệ 1900 6296 để được hỗ trợ, giải đáp.