Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vừa qua các công ty tôi gặp khó khăn về vấn đề tài chính nên quyết định Hội đồng thành viên của công ty là sẽ tạm ngưng hoạt động trong một thời gian. Vậy cần phải chuẩn bị những gì để đăng ký tạm ngưng doanh nghiệp? Thủ tục tạm ngưng công ty TNHH theo quy định pháp luật có đơn giản hay không? Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Thủ tục tạm ngưng công ty TNHH
Theo quy định Luật doanh nghiệp 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn gồm 2 loại hình doanh nghiệp:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (viết tắt: TNHH MTV)
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (viết tắt: TNHH)
Tạm ngưng công ty là việc doanh nghiệp tạm thời không hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo đó, thủ tục tạm ngừng công ty TNHH là thứ tự và cách thực hiện việc tạm dừng kinh doanh của công ty TNHH theo quy định của pháp luật.
Tùy vào loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên. Thủ tục thực hiện tạm ngưng công ty sẽ có một chút khác nhau, nhưng nhìn chung thứ tự thực hiện các bước sẽ giống nhau, cụ thể:
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH
Bước 1: Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ
Thành phần hồ sơ tạm ngừng công ty TNHH một thành viên, bao gồm:
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh;
- Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngưng kinh doanh;
- Giấy ủy quyền cho cá nhân đi thực hiện thủ tục (nếu không tự thực hiện được);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp lựa chọn một trong hai hình thức dưới đây để nộp hồ sơ:
- Thứ nhất: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính.
- Thứ hai: Doanh nghiệp nộp hồ sơ online qua địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thuộc Sở Kế hoạch- Đầu tư.
Lưu ý: Công ty phải tiến hành nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh (Căn cứ Khoản 1 Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020).
Bước 3: Trả kết quả hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả. Doanh nghiệp sẽ mang theo giấy biên nhận mà Phòng đăng ký kinh doanh đã đưa trước đó đến để nhận kết quả. Hoặc doanh nghiệp có thể ủy quyền cho bưu điện tỉnh, thành phố để nhận kết quả thay cho mình.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp phải sửa đổi bổ sung hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu của Phòng đăng ký kinh doanh. Và cho đến khi hồ sơ hợp lệ thì sẽ được trả kết quả.
Thủ tục tạm ngưng công ty TNHH 2 thành viên
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ
Doanh nghiệp chuẩn bị 1 bộ hồ sơ tạm ngừng công ty, gồm những thành phần sau:
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh;
- Quyết định của Hội đồng thành viên về việc tạm ngưng kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc tạm ngưng kinh doanh;
- Giấy ủy quyền cho cá nhân đi thực hiện thủ tục (nếu không tự thực hiện được);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cũng như công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên cũng lựa chọn nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng: dangkykinhdoanh.gov.vn.
Bước 3: Trả kết quả
Trong thời hạn 03 ngày, Phòng đăng ký kinh doanh thông báo kết quả hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: doanh nghiệp tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên Phòng đăng ký kinh doanh (nếu nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc sửa đổi, bổ sung theo như thông báo sửa đổi (nếu nộp hồ sơ qua mạng).
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ: doanh nghiệp nhận kết quả qua đường bưu điện hoặc lên lấy trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Thủ tục tạm ngưng công ty TNHH theo quy định pháp luật“. Để nhận được tư vấn hay sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến Hotline để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh theo quy định?
Thành lập hộ kinh doanh hộ cá thể đang ngày càng phổ biến do đây là mô hình được sử dụng rộng rãi bởi nhiều hộ gia đình, cá nhân. Chính vì vậy, nhằm hỗ trợ mọi người tìm hiểu điều kiện thành lập hộ kinh doanh theo quy định?, Luật Bravolaw xin cung cấp bài tư vấn dưới đây về những quy định cần thiết khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có quy định cụ thể về khái niệm hộ kinh doanh. Tuy nhiên , theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có thể hiểu về khái niệm hộ kinh doanh như sau
- Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh
Thứ nhất, hộ kinh doanh do một cá nhân; một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ
- Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của một chủ là cá nhân và cá nhân chủ hộ kinh doanh có toàn quyền quyết định đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh (giống như chủ doanh nghiệp tư nhân).
- Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của nhiều chủ. Hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh do các thành viên trong nhóm hoặc các thành viên trong hộ gia đình quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người đại diện cho nhóm; hoặc hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.
Thứ hai, hộ kinh doanh thường kinh doanh với quy mô kinh doanh nhỏ
- Về quy mô kinh doanh có một địa điểm kinh doanh sử dụng không quá 10 lao động
- So với doanh nghiệp thì hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh nhỏ. Hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định. khác với hộ kinh doanh các doanh nghiệp ngoài trụ sở chính có thể mở các chi nhánh, văn phòng đại diện….
- Hộ kinh doanh cũng có những đạc điểm khác với hộ gia đình sản xuất nông lâm, ngư nghiệp, làm muối và nhũng người bán hàng rong. Có nghĩa là kinh doanh sẽ là nghề nghiệp chính và thường xuyên có thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh nên hộ kinh doanh vẫn phải đăng ký kinh doanh.
Thứ ba, chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh
- Bản chất của trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của hộ kinh doanh cũng giống như trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân. Nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thì hộ kinh doanh phải lấy tài sản không đầu tư vào hộ kinh doanh để trả nợ.
- Cách thức thanh toán nợ khi doanh nghiệp tư nhân mất khả năng thanh toán nợ có thể thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản nhưng hộ kinh doanh chỉ có thể đòi và thanh toán nợ theo trình tự giải quyết đòi nợ trong vụ án dân sự mà không vi phạm điều chỉnh của pháp luật phá sản.
- Nếu hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì tất cả các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của hộ kinh doanh.
- Nếu hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ thì tất cả các thành viên trong hộ gia đình phải liên đới chịu trách nhiệm.
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh
- Chủ thể thành lập hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ và các hộ gia đình. Khác với quyền thành lập doanh nghiệp thì người nước ngoài không có quyền thành lập hộ kinh doanh.
- Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp có sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
- Hộ kinh doanh phải kinh doanh những ngành, nghề không bị cấm kinh doanh. Ngành, nghề bị cấm kinh doanh có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia và cam kết của Việt Nam với quốc tế về mở cửa thị trường đầu tư kinh doanh.
- Hộ kinh doanh phải chuẩn bị vốn tài sản vì hộ kinh doanh được thành lập với nghề nghiệp là kinh doanh nên bắt buộc phải có tài sản ban đầu
- Điều kiện về tên của hộ kinh doanh. Tên của hộ kinh doanh phải bao gồm hai thành tố là loại hình hộ kinh doanh và tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng chữa cái trong bảng chữ cái tiếng Việt có thể kèm theo chữ số, kí hiệu.
- Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh. Tên riêng của hộ kinh doanh không dược trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.
Nguyên tắc áp dụng trong đăng ký hộ kinh doanh
Nguyên tắc áp dụng trong đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại Điều 84 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Cụ thể
- Hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của người thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân trong hộ kinh doanh với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác.
- Chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ”Điều kiện thành lập hộ kinh doanh theo quy định?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Zalo và Hotline. Bên cạnh đó, Quý khách hàng cần sử dụng dịch vụ thành lập công ty hãy gọi cho Luật Bravolaw.