Trong quá trình hoạt động kinh doanh và phát triển nếu doanh nghiệp thay đổi chủ sở hữu, thay đổi ngành/nghề kinh doanh, thay đổi địa chỉ trụ sở chính,… thì cần tiến hành làm thủ tục chuyển đổi giấy phép kinh doanh để mọi thông tin trở nên hợp pháp. Vậy những trường hợp nào cần chuyển đổi giấy phép kinh doanh và thủ tục ra sao? thực hiện như thế nào?, Hôm nay Luật Bravolaw xin chia sẻ chi tiết qua bài viết bên dưới.
Những trường hợp cần chuyển đổi giấy phép kinh doanh
Trước khi thực hiện thủ tục chuyển đổi giấy phép kinh doanh, bạn nên tham khảo xem mình có nằm trong các trường hợp cần chuyển đổi dưới đây hay không:
- Thay đổi tên công ty
- Thay đổi địa chỉ trụ sở chính, chuyển địa điểm kinh doanh
- Thay đổi số vốn, nguồn vốn điều lệ của công ty
- Thay đổi thông tin cá nhân của chủ sở hữu hoặc các thành viên cùng thành lập
- Thay đổi thành viên trực tiếp đại diện thực hiện các vấn đề pháp lý
- Thay đổi cổ đông
- Thay đổi, bổ sung, cắt giảm ngành/nghề kinh doanh
- Thay đổi các thông được chứng nhận trong giấy phép kinh doanh
Điều kiện thực hiện thay đổi giấy phép kinh doanh
Để thực hiện thay đổi giấy phép kinh doanh bạn cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Người thực hiện thay đổi nội dung trên giấy phép kinh doanh phải là người đại diện pháp luật của công ty/doanh nghiệp.
- Đã thực hiện đăng ký số điện thoại liên lạc.
- Thông tin hồ sơ đăng ký doanh nghiệp với Phòng kinh doanh là hợp lệ
- Đóng đầy đủ các khoản phí và lệ phí theo quy định
Quy trình và thủ tục chuyển đổi giấy phép kinh doanh cập nhật mới nhất
Quy trình và thủ tục thực hiện thay đổi giấy phép kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật như sau:
Bước 1: Xác định nghĩa vụ thuế
Nếu doanh nghiệp làm thủ tục chuyển đổi địa chỉ cơ sở kinh doanh, trụ sở chính thì cần thanh toán các khoản thuế còn lại với cơ quan quản lý thuế tại địa phương. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp sẽ nhận được xác nhận của cơ quan thuế để tiến hành thay đổi giấy phép kinh doanh đến địa chỉ mới.
Bước 2: Chuẩn bị thủ tục chuyển đổi giấy phép kinh doanh
Để chuẩn bị hồ sơ đúng và tốt nhất theo trường hợp thay đổi của doanh nghiệp, bạn có thể chọn một trong 3 trường hợp sau:
- Tự chuẩn bị hồ sơ nếu bạn đã nắm rõ các loại giấy tờ trong trường hợp thay đổi nội dung của mình.
- Sử dụng dịch vụ chuyển đổi giấy phép kinh doanh.
- Liên hệ trực tiếp với Phòng đăng ký kinh doanh để được hướng dẫn, nên hạn chế trường hợp này vì sẽ mất thời gian và công sức của bạn hơn.
Xem thêm: Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh
Bước 3: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bạn tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc UBND quận/huyện đặt cơ sở kinh doanh (nơi đã đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh trước đó).
Lệ phí thực hiện thay đổi giấy phép kinh doanh cần đóng là 100.000đ
Bước 4: Nhận kết quả
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ của bạn và trả kết quả.
- Nếu hồ sơ của bạn hợp lệ, đầy đủ sẽ được tiến hành cấp mới theo nội dung đề nghị thay đổi.
- Nếu hồ sơ của bạn không hợp lệ, thiếu giấy tờ, sai thông tin sẽ được yêu cầu bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện.
Bước 5: Khắc lại con dấu
Sau khi thực hiện thủ tục chuyển đổi giấy phép kinh doanh thành công bạn cần tiến hành khắc lại con dấu công ty để những thông tin trên con dấu phù hợp với thông tin đăng ký trong giấy phép kinh doanh cấp mới.
Những trường hợp không được phép chuyển đổi giấy phép kinh doanh
Công ty/doanh nghiệp/hộ kinh doanh không được thực hiện thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh nếu rơi vào các trường hợp sau:
- Bị buộc thu hồi giấy phép kinh doanh vì vi phạm các quy định của Pháp luật trong đăng ký và trong hoạt động kinh doanh.
- Đang trong quá trình giải thể.
- Theo các yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án, bắt buộc thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc cấm hoạt động,…
- Doanh nghiệp đã chuyển sang trạng thái “không hoạt động tại địa phương đã đăng ký”.
Trên đây những chia sẻ của Luật Bravolaw về thủ tục chuyển đổi giấy phép kinh doanh bạn cần nắm để thực hiện đúng. Nếu bạn cần tư vấn vui lòng liên hệ Luật Bravolaw để được tư vấn cụ thể, chi tiết nhất.