Nhắc đến thủ tục thành lập công ty, không thể không nhắc đến mã số doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sau khi được thành lập sẽ được cấp một mã số doanh nghiệp riêng để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, thực hiện các thủ tục hành chính quyền và nghĩa vụ tài chính khác với cơ quan nhà nước. Vậy quy định của pháp luật về mã số doanh nghiệp như thế nào? Mã số thuế có phải mã số doanh nghiệp hay không? Hãy cùng Luật Bravolaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Thông tư 127/2015/TT-BTC
Mã số doanh nghiệp là gì?
Mỗi doanh nghiệp sẽ được cấp một mã số gọi là mã số doanh nghiệp.
Theo Khoản 1 Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2020:
Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
Mã số doanh nghiệp được ghi rõ ràng trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một mã duy nhất và các mã doanh nghiệp giữa các công ty là độc lập; không trùng nhau.
Mã số doanh nghiệp là con số đồng hành cùng công ty suốt chặng đường hoạt động đến khi công ty chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp mới chấm dứt hiệu lực. Trong hoạt động với doanh nghiệp thì mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến cơ quan thuế thủ tục hành chính cùng các quyền, nghĩa vụ khác.
Thông qua mã số doanh nghiệp được cấp khi thành lập công ty; các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể dựa vào mã số đó kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh cũng như nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp đã được thực hiện theo đúng quy định hay chưa.
Ý nghĩa của mã số doanh nghiệp
Thứ nhất; mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thứ hai; mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động; mã số doanh nghiệp cũng sẽ chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại.
Thứ ba; mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế trong suốt quá trình hoạt động được sử dụng để kê khai và nộp thuế phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ tư; mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế; thủ tục hành chính, quyền, nghĩa vụ khác.
Nguyên tắc cấp mã số thuế
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 127/2015/TT-BTC về cấp mã số doanh nghiệp.
Việc cấp mã số doanh nghiệp được thực hiện tự động theo phương thức điện tử trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế ngay trong ngày làm việc theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế. Kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) mã số doanh nghiệp là mã số thuế do cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp.
- Mã số thuế 10 số được cấp cho các doanh nghiệp, công ty, hộ gia đình, tư nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ hàng hóa.
- Mã số thuế 13 số được cấp cho các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Mã số doanh nghiệp có phải mã số thuế không?
Trước đây khi Luật doanh nghiệp cũ năm 2005 có hiệu lực thì có quy định mã số đăng ký kinh doanh riêng và mã số thuế riêng.
Và khi muốn được cấp mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế thì công ty phải thực hiện 02 bộ hồ sơ khác nhau.
Đến Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: khi được cấp mã số doanh nghiệp thì doanh nghiệp đồng thời hoàn thành hai thủ tục mã số doanh nghiệp cũng chính là mã số thuế. Quy định này vẫn được giữ nguyên cho tới Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Việc hợp nhất thủ tục này giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp thuận lợi dễ dàng quản lý các hoạt động của công ty nhất là quản lý việc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp.
Tránh hiện tượng xảy ra như trước đây là doanh nghiệp nợ thuế nhưng vẫn có thể giải thể khi làm thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Bởi vì cơ quan đăng ký kinh doanh không thể trực tiếp kiểm tra việc đóng thuế của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015 mã số thuế và mã số doanh nghiệp không trùng nhau không bắt buộc phải làm thủ tục thay đổi. Mã số này sẽ tồn tại trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kể từ khi thành lập cho đến khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
Trường hợp doanh nghiệp có bất kỳ thay đổi đăng ký thuộc các trường hợp (thay đổi tên trụ sở, địa chỉ trụ sở, chủ sở hữu) thì mã số doanh nghiệp và mã số thuế doanh nghiệp vẫn là một.
Sử dụng mã số thuế doanh nghiệp như thế nào?
Theo quy định tại Điều 28 Luật quản lý thuế và Thông tư 95/2016/TT-BTC; Doanh nghiệp phải sử dụng mã số thuế được cấp như sau:
Thứ nhất, ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.
Thứ hai, sử dụng mã số thuế để thực hiện khai thuế; nộp thuế; hoàn thuế và thực hiện các thủ tục về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước. Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, lệ phí môn bài… Kể cả trường hợp người nộp thuế hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều địa bàn khác nhau.
Thứ ba, doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế nếu phát sinh các hoạt động sản xuất kinh doanh mới hoặc mở rộng kinh doanh sang địa bàn tỉnh, thành phố khác nhưng không thành lập chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc hoặc có cơ sở sản xuất trực thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) trên địa bàn khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, thuộc đối tượng được hạch toán Khoản thu của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật quản lý thuế, thì được sử dụng mã số thuế đã cấp để khai thuế, nộp thuế với cơ quan thuế tại địa bàn nơi phát sinh hoạt động kinh doanh mới hoặc mở rộng kinh doanh.
Câu hỏi thường gặp
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có làm thay đổi mã số thuế không?
Mã số thuế là mã doanh nghiệp, gắn chặt với doanh nghiệp. Mã số này theo doanh nghiệp xuyên suốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, chỉ doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số này mới chấm dứt hiệu lực.
Như vậy, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là chuyển từ mô hình hoạt động của doanh nghiệp sang một loại hình doanh nghiệp khác mà không làm chấm dứt hoạt động của công ty. Do đó, mã số thuế của doanh nghiệp đã được cấp sẽ được giữ nguyên và trở thành mã số thuế của doanh nghiệp mới.
Tra cứu mã số doanh nghiệp ở đâu?
Cách 1: Truy cập vào website dangkykinhdoanh.gov.vn của Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Sau đó thực hiện theo các thao tác tìm kiếm ngay trên tay phải của trang chủ.
Cách 2: Truy cập vào website TNCNONLINE.COM.VN chọn Tra cứu Mã số thuế; rồi chọn đăng nhập tài khoản doanh nghiệp.
Thời hạn đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp trong bao lâu?
Với doanh nghiệp mới thành lập, trong vòng 30 ngày làm việc phải tiến hành chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và thực hiện đăng ký mã số thuế doanh nghiệp, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm, bị xử lý theo quy định và thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh.
Mục đích của việc cấp mã số doanh nghiệp là gì?
Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác. Qua đó các cơ quan nhà nước có thể kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh cũng như nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp.
Trên đây là tư vấn của Luật Bravolaw về những quy định của pháp luật về mã số doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!.