Thành lập công ty tron gói trong 03 ngày

Tư vấn thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện

Tư vấn thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện
Để mở rộng hoạt đồng kinh doanh, doanh nghiệp thường chọn mở thêm chi nhanh và văn phòng đại diện, vậy thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện cần chuẩn bị những gì? Bài viết dưới đây Luật Bravolaw sẽ tư vấn thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện theo quy định pháp luật hiện nay.
Thành lập văn phòng đại diện :

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp (Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh trừ trường hợp được ủy quyền).

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Nội dung thông báo gồm:

  • a) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • b) Ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
  • c) Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với đăng ký thành lập chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với đăng ký thành lập văn phòng đại diện;
  • d) Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện;
  • đ) Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
  • e) Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
  • g) Họ tên chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết về cơ quan đăng ký kinh doanh và hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau:

1. Tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

2. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc đăng ký kinh doanh.

Điều 3. Quyền thành lập doanh nghiệp và nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của người thành lập doanh nghiệp

1. Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân và tổ chức được Nhà nước bảo hộ.

2. Người thành lập doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

3. Nghiêm cấm cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan khác gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong khi tiếp nhận hồ sơ và giải quyết việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp không được ban hành các quy định về đăng ký kinh doanh áp dụng riêng cho ngành hoặc địa phương mình.

5. Người thành lập doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực, chính xác của các thông tin được kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Điều 4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp cho các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

2. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 25 của Luật Doanh nghiệp, được ghi trên cơ sở những thông tin trong hồ sơ đăng ký kinh doanh do người thành lập doanh nghiệp tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định và được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

3. Những doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước khi Nghị định này có hiệu lực không phải đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới khi đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp có giá trị trong phạm vi toàn quốc.

Điều 5. Ngành, nghề kinh doanh

1. Ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được ghi theo Hệ thống ngành kinh tế quốc dân, trừ những ngành, nghề cấm kinh doanh.

2. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế quốc dân nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

3. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế quốc dân và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi ngành, nghề kinh doanh đó vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê để bổ sung mã mới.

4. Đối với ngành, nghề kinh doanh quy định phải có chứng chỉ hành nghề, mỗi cá nhân chỉ được sử dụng chứng chỉ hành nghề để đăng ký kinh doanh ở một doanh nghiệp.

5. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các Luật, Pháp lệnh hoặc Nghị định của Chính phủ. Nghiêm cấm việc ban hành và quy định không đúng thẩm quyền về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Trên đây là những tư vấn của Luật Bravolaw hy vọng giúp được bạn trong quá trình thực hiện. Cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với Luật Bravolaw để được luật sư của chúng tôi tư vấn.

Rate this post
Exit mobile version