Thành lập công ty tron gói trong 03 ngày

Những yếu tố cần được xác định trước khi thành lập công ty

Để bước đầu hình thành và hoàn hiện các thủ tục về mặt pháp lý trong công tác thành lập doanh nghiệp được thuận lợi thì có rất nhiều việc phải làm. Bravolaw xin chia sẻ bài viết những yếu tố cần được xác định trước khi thành lập công ty. Mong rằng đây sẽ là những thông tin thật hưu ích cho những ai đang có ý định và sẽ thành lập doanh nghiệp trong thời gian sắp tới.

Là người có năng lực, đam mê và bản lĩnh nhưng vẫn chưa khẳng định được chỗ đứng của mình vì chưa có nhiều người biết tới và đặt niềm tin. Chính vì vậy, nhiều người đã quyết định thành lập công ty để xây dựng thương hiệu cho riêng mình.

Tuy nhiên, để bước đầu hình thành và hoàn hiện các thủ tục về mặt pháp lý được thuận lợi thì có rất nhiều việc phải làm. Bravolaw xin chia sẻ bài viết những yếu tố cần được xác định trước khi thành lập công ty. Mong rằng đây sẽ là những thông tin thật hưu ích cho những ai đang có ý định và sẽ thành lập doanh nghiệp trong thời gian sắp tới.
Bài viết mới:

I. Những yếu tố cần được xác định trước khi thành lập công ty

1. Điều kiện và chủ thể để thành lập công ty tại Việt Nam

Chủ thể muốn thành lập doanh nghiệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Có đầy đủ các giấy tờ: CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước Công dân.
Không thuộc các đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Xác định thành viên/ cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư

Đây là vấn đề rất quan trọng cần phải xác định trước; các thành viên/ cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp.
Hợp tác cùng những TV/ CĐ đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quan trọng, quyết định cho bước đầu hình thành và hướng đến sự phát triển lớn mạnh và thành công của công ty và ngược lại.
Nhà đầu tư, doanh nhân cần chọn lựa và cân nhắc trước khi hợp tác với cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập công ty.

3. Loại hình doanh nghiệp cần thành lập

Hiện tại Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất cho nên quý khách cũng dễ dàng lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp:
Doanh nghiệp Tư nhân: Là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu, đây là loại hình doanh nghiệp có tính rủi ro khá cao về mặt pháp lý.
Công ty TNHH MTV: Là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).
Công ty TNHH 2 TV trở lên: Là loại hình doanh nghiệp có từ 2 cá nhân/ tổ chức trở lên và không quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê người đại diện theo pháp luật).
Công ty Cổ phần: Là loại hình doanh nghiệp có từ 3 cá nhân/ tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).
Công ty Hợp Danh: Là loại hình doanh nghiệp phải có ít nhất 2 TV hợp danh là chủ sở hữu chung của Công ty.
Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cần dựa vào số lượng người cùng tham gia vốn góp.
Lưu ý: Các loại hình doanh nghiệp có thể chuyển đổi qua lại.

4. Đặt tên doanh nghiệp cần thành lập

Theo quy định, tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất 02 yếu tố: Loại hình doanh nghiệp & Tên riêng.
Để tránh trùng lắp với tên các doanh nghiệp khác đã và đang hoạt động, công ty thành lập mới thường đặt tên doanh nghiệp dài hơn 3-4 chữ / Tên DN bằng các chữ cái (có thể ghép bằng tiếng Anh).

5. Địa chỉ trụ sở công ty

Căn cứ tại Điều 43 của Luật Doanh nghiệp quy định địa chị trụ sở của công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp, được xác định như sau:
Số nhà + Tên đường + Tên phường/ xã/ thị trấn + Tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP Trung ương/ Tỉnh.
Trường hợp nơi dự định sẽ đặt trụ sở của doanh nghiệp chưa có số nhà/ chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo Hồ sơ ĐKKD.
Trường hợp địa chỉ doanh nghiệp dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà, chủ doanh nghiệp cần kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại/ làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.

6. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm và cần ĐK với Cơ quan ĐKKD trước khi hoạt động.
Như vậy, chủ doanh nghiệp cần liệt kê tất cả những lĩnh vực dự định sẽ kinh doanh (chi tiết và cụ thể), các Tư vấn viên sẽ lựa chọn và ĐK các ngành thích hợp cho doanh nghiệp.

7. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Công ty TNHH & Công ty Cổ phần có thể có một/ nhiều người ĐDTPL. Điều lệ của công ty quy định cụ thể về số lượng, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của người ĐDTPL của doanh nghiệp.
Người Đại diện theo pháp luật (Giám đốc/ Tổng giám đốc/ Chủ tịch…) của doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý, điều hành trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp ký kết giấy tờ, thủ tục với Cơ quan Nhà nước, với các cá nhân/ tổ chức khác.

8. Vốn điều lệ của doanh nghiệp

Vốn điều lệ của doanh nghiệp là tổng số tài sản, tiền mà các TV/ CĐ, chủ sở hữu doanh nghiệp góp hoặc cam kết góp đủ trong vòng 90 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp có Giấy CN ĐKDN.
Vốn điều lệ của doanh nghiệp là số vốn do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh.
Số vốn điều lệ của doanh nghiệp có thể điều chỉnh tăng lên bất cứ khi nào doanh nghiệp muốn và thủ tục cũng rất đơn giản.

II. Hồ sơ thành lập công ty

Giấy tờ tùy thân
• CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước Công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng và còn hiệu lực của người ĐDTPL và thành viên góp vốn.
Hồ sơ đăng ký
•  Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
•  Điều lệ công ty/ điều lệ cổ đông.
•  Danh sách TV/ CĐ của doanh nghiệp (Đối với Công ty TNHH 2TV/ Công ty Cổ phần).
•  Và một số giấy tờ khác tùy trường hợp đặc biệt

III. Thủ tục quy trình thành lập công ty

1. Thủ tục & Quy trình thành lập công

• Chuẩn bị các thông tin về công ty dự định thành lập và các giấy tờ tùy thân theo quy định.
• Nộp hồ sơ & Nhận kết quả là: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Sau khi nhận Giấy CN ĐKDN, Doanh nghiệp tiến hành thủ
• Thông báo về việc ĐKDN trên Cổng tin Quốc gia.
• Thông báo về Mẫu con dấu doanh nghiệp.
• Đăng ký mua Chữ ký số (Thiết bị khai thuế điện tử)
• Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
• Làm thủ tục khai thuế ban đầu tại Cơ quan quản lý thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
• Thông báo về việc phát hành hóa đơn.
3. Thời gian hoàn thành thủ tục Thành lập công ty
Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ
Thời gian đăng bố cáo tại Cổng thông tin Quốc gia, tiến hành khắc con dấu, đăng ký mẫu con dấu của doanh nghiệp: 1 – 3 ngày làm việc
Từ khi hoàn thành thủ tục xin Giấp phép cho đến thời điểm doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn cho khách hàng là trong khoảng từ 15 đến 25 ngày làm việc (Việc doanh nghiệp có cung cấp giấy tờ, hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và kịp thời sẽ giúp Cơ quan chức năng xem xét và giải quyết nhanh chóng).BravolawThịnh Dịch Vụ Nhanh Gọn – Tiết Kiệm Thời Gian
Thời gian thực hiện: Tùy theo loại hình dịch vụ mà Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện.
Chi phí: Là sự thỏa thuận trên tinh thần hợp tác và bền vững giữa Bravolaw Thịnh và Quý khách hàng, sao cho đạt được HIỆU QUẢ công việc TỐT NHẤT.
5/5 - (1 vote)
Exit mobile version