Thành lập công ty tron gói trong 03 ngày

Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

Khi góp vốn vào một công ty chắc hẳn điều mà nhà đầu tư quan tâm đến chính là quyền lợi của mình sau khi góp vốn. Trong công ty cổ phần có nhiều loại cổ phần khác nhau, trong đó cổ phần phổ thông là loại cổ phần phổ biến và bắt buộc phải có trong các công ty cổ phần. Để tìm hiểu rõ hơn về loại cổ phần này, dưới đây Luật Bravolaw xin tư vấn về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập qua bài viết dưới đây nhé.

Cơ sở pháp lý

Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/06/2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp.

Cổ phần phổ thông

Căn cứ Khoản 1 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020

  • Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông, người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
  • Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi nhưng cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.
  • Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.

Cổ đông sáng lập

Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020

  • Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần;
  • Cổ đông sáng lập có thể là cá nhân hoặc tổ chức

Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

Căn cứ Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020

  • Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ kí người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.
  • Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.
  • Các hạn chế đối với việc chuyển nhượng cổ phần phổ thông sẽ không áp dụng trong trường hợp:
  • Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Cổ phần mà đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.

Quyền của cổ đông sáng lập khi sở hữu cổ phần phổ thông

Căn cứ Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020

  • Quyền tham dự, phát biểu trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện biểu quyết trực tiếp hoặc thông qauan người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
  • Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
  • Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
  • Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định theo pháp luật
  • Xem xét, tra cứu, trích lục thông tin về tên địa chỉ liên lạc trong doanh sách cổ đông có quyền biểu quyết, yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;
  • Xem xét, tra cứu, trích lục và sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
  • Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỉ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.

Dịch vụ tư vấn pháp luật của Công ty Luật Việt An liên quan tới hoạt động của công ty cổ phần

  • Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước để thành lập công ty cổ phần.
  • Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục góp vốn thành lập công ty cổ phần.
  • Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh công ty cổ phần.
  • Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ thực hiện chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty cổ phần.
  • Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước để chuyển nhượng vốn, thay đổi tỷ lệ sở hữu vốn trong công ty cổ phần.
  • Một số hoạt động tư vấn khác.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về các hoạt động tư vấn liên quan đến công ty cổ phần, quý khác hàng vui lòng liên hệ theo số hotline của công ty để được tư vấn, hỗ trợ tận tình nhất.

Rate this post
Exit mobile version