Trong quá trình hoạt động của công ty, nhiều biến động diễn ra sẽ tác động đến dòng tiền trong doanh nghiệp, trong đó phần vốn góp và các thành viên trong công ty sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Một trong số những biến động có thể xảy ra là khi thành viên công ty chết. Khi thành viên công ty chết, phần vốn mà họ đã góp vào công ty sẽ đi về đâu? Hãy cùng Luật Bravolaw tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dân liên quan;
- Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dân liên quan;
- Luật Hôn nhân gia đình 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Bài viết mới:
- Tư vấn xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế mới nhất
- Điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
- Thủ tục thành lập công ty cổ phần mới nhất năm 2020?
Xử lý phần vốn góp khi thành viên chết
Các nhà làm luật khi xây dựng Luật Doanh nghiệp đã dự liệu một số trường hợp có thể xảy ra ảnh hưởng đến khoản vốn góp trong công ty, quy định tại Điều 54 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Trong đó, Khoản 1 và Khoản 4 quy định về trường hợp khi thành viên công ty chết. Theo đó:
- Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật (sau đây gọi chung là người thừa kế) sẽ trở thành thành viên công ty.
- Trường hợp thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối nhận thừa kế thì sau khi thực hiện hết các nghĩa vụ tài sản, phần vốn góp đó sẽ thuộc về Nhà nước (quy định tại Điều 622 Bộ luật dân sự 2015).
Thừa kế theo di chúc
Trong trường hợp thành viên góp vốn chết và để lại di chúc, người có tên trong di chúc được thừa kế khoản vốn góp vào công ty sẽ trở thành thành viên hợp pháp của công ty. Khi có di chúc, việc phân chia di sản thừa kế khá đơn giản vì đã xác định được ý nguyện của người quá cố. Di chúc được lập hợp pháp được Nhà nước công nhận và Pháp luật bảo vệ.
Thừa kế theo pháp luật
Trong trường hợp thành viên chết mà không có di chúc thì khoản vốn góp sẽ được chuyển giao cho những người thừa kế theo pháp luật.
Bộ luật dân sự 2015 quy định về các hàng thừa kế theo pháp luật như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất: vợ/chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
- Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Lưu ý:
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
- Trường hợp người thừa kế là người chưa thành niên hoặc người bị mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của người thừa kế có quyền định đoạt đối với khoản vốn góp mà người thừa kế được thừa kế. Tuy nhiên cần lưu ý, việc định đoạt này phải nhằm phục vụ nhu cầu, vì lợi ích của người được thừa kế.
Xác định chủ sở hữu phần vốn góp
Xử lý phần vốn góp khi thành viên công ty chết cần chú ý xác định đầy đủ chủ sở hữu của khoản vốn góp đó theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình:
- Trong trường hợp thành viên công ty tham gia góp vốn trước thời kỳ hôn nhân hoặc trong thời kỳ hôn nhân nhưng có thỏa thuận khoản vốn góp là tài sản riêng của thành viên thì chỉ thành viên đó là chủ sở hữu phần vốn góp.
- Trường hợp khoản vốn góp được góp trong thời kỳ hôn nhân mà không có bất kỳ thỏa thuận hoặc giấy tờ chứng minh nào thì mặc nhiên nhận định đây là tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, vợ hoặc chồng của thành viên công ty chết sẽ sở hữu một nửa giá trị khoản vốn góp. Khi chia thừa kế, phải tách riêng phần này ra vì nó thuộc sở hữu của người đó.
Xem thêm bài Dịch vụ thành lập Công ty Doanh nghiệp trọn gói, miễn phí hồ sơ thủ tục
Trường hợp người thừa kế không muốn trở thành thành viên công ty
Trên thực tế, có những trường hợp người thừa kế của thành viên công ty không muốn trở thành thành viên công ty do không muốn tiếp tục tham gia hoạt động kinh doanh hoặc cần tiền để thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác. Khi đó, người thừa kế có thể yêu cầu công ty mua lại phần di sản mà mình được thừa kế.
Nếu công ty không muốn mua lại phần vốn góp đó, người thừa kế có thể thực hiện các hoạt động chào bán cho người ngoài công ty.
Thủ tục để chuyển giao phần di sản thừa kế
Bước 1: Họp mặt thừa kế
Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
- Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
- Cách thức phân chia di sản.
Bước 2: Thảo thuận phân chia tài sản
- Phần vốn góp là tài sản được thừa kế phải được phân chia theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
- Kết quả của việc phân chia này là Thỏa thuận phân chia tài sản. Thỏa thuận này có thể đem đi công chứng.
Bước 3: Niêm yết công khai văn bản nhận thừa kế
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Giấy chứng tử của thành viên chết
- Giấy các nhận phần vốn góp
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của các đồng thừa kế. Trường hợp người chưa thành niên hoặc người mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự thì cần giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật.
Hồ sơ cần được niêm yết công khai tại UBND xã nơi thành viên cư trú trước khi chết. Sau 15 ngày mà không có ai khiến kiện, khiếu nại gì liên quan đến việc nhận thừa kế, UBND xã nơi niêm yết sẽ xác nhận kết quả niêm yết và chuyển cho văn phòng công chứng làm thủ tục công chứng văn bản khai nhận thừa kế.
Bước 4: Sang tên phần vốn góp
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Văn bản khai nhận thừa kế
- Giấy chứng tử của thành viên chết
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên chết
Đây là cơ sở để công ty thực hiện thủ tục sang tên cho người nhận thừa kế.
Trên đây là toàn bộ nội dung về “Xử lý phần vốn góp khi thành viên công ty chết”. Nếu có khúc mắc trong việc xử lý phần di sản là vốn góp trong công ty, quý khách hãy liên hệ với Bravolaw qua Hotline: 1900.6296 để được hỗ trợ giải đáp.