Thành lập công ty tron gói trong 03 ngày

Tư vấn chọn loại hình doanh nghiệp hiện nay

Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp năm 2020 có các loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn và Công ty Cổ phần. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu nhược điểm riêng và việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào tùy vào nhu cầu của từng nhà đầu tư tại từng thời điểm.

Vấn đề lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Dù là loại hình doanh nghiệp nào thì cũng có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch cụ thể, được cơ quan nhà nước cấp giấy phép đăng ký kinh doanh nên có thể tham gia hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực đã đăng ký. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của nhà đầu tư và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật hiện hành?

Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn doanh nghiệp, Luật Bravolaw xin đưa ra một số tiêu chí để Quý khách hàng tham khảo như sau:

Dưới đây là phần so sánh ưu nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp:

Doanh nghiệp tư nhân (viết tắt là DNTN)

Là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của cá nhân mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Người này chính là chủ sở hữu duy nhất, cũng là người đại diện theo pháp luật và quyết định mọi việc liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Loại hình doanh nghiệp này có rất nhiều điểm hạn chế như:

Bên cạnh những điểm hạn chế thì loại hình doanh nghiệp tư nhân cũng có những ưu điểm nhất định:

Công ty hợp danh

Là loại hình doanh nghiệp kết hợp giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty hợp danh phải có ít nhất là 2 thành viên hợp danh trở lên và có thể có hoặc không có các thành viên góp vốn cùng kinh doanh.

* Thành viên hợp danh phải là một cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của cá nhân mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (giống như chủ doanh nghiệp tư nhân)

* Còn thành viên góp vốn có thể là một cá nhân hoặc pháp nhân, chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào doanh nghiệp.

Đặc điểm của công ty hợp danh:

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Vì những nhược điểm rất lớn trên cho nên thực tế loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến. Các công ty tư vấn thường hướng khách hàng sang thành lập loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ hạn chế được rủi ro cho các chủ sở hữu công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

Là loại hình doanh nghiệp có hai hình thức hoạt động: Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Trong đó, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu còn công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất từ 2 cá nhân hoặc 2 tổ chức trở lên làm chủ sở hữu nhưng không được vượt quá 50 thành viên. Nếu vượt quá 50 thành viên bắt buộc phải chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Vì những ưu điểm vượt trội so với doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh nên loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn là sự lựa chọn an toàn, phổ biến nhất hiện nay.

Công ty cổ phần

Là loại hình doanh nghiệp có ít nhất 3 thành viên trở lên và không hạn chế số lượng thành viên tối đa. Các thành viên góp vốn vào công ty cổ phần gọi là các cổ đông và vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Đặc điểm của công ty cổ phần:

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Ngoài những loại hình doanh nghiệp được quy định theo Luật Doanh Nghiệp năm 2020 ra, còn có một số loại hình khác như Doanh nghiệp có vốn nhà nước, Công ty liên doanh và Hợp tác xã. Tuy nhiên những loại hình này không phổ biến hoặc để thành lập được cần có yếu tố chính phủ nên trong bài viết này Luật Việt Tín chỉ giới thiệu và so sánh ưu nhược điểm của 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất giúp các bạn lựa chọn.

Tổng kết lại

Dưới đây là bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp trên:

LOẠI HÌNH

ƯU ĐIỂM

HẠN CHẾ

Doanh nghiệp Tư nhân Một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của Doanh nghiệp Không có tư cách pháp nhân
Chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ Doanh nghiệp
Công ty TNHH Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh
Có tư cách pháp nhân
Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp
Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp không có
Công ty Cổ phần Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh
Có tư cách pháp nhân
Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp
Các cổ đông sáng lập có thể mất quyền kiểm soát Công ty
Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp thuận lợi, công chúng có thể dễ dàng tham gia vào công ty bằng hình thức mua cổ phiếu của Công ty (tính chất mở của Công ty)
Công ty Hợp danh Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh
Các thành viên hợp danh có thể hoạt động nhân danh công ty
Công ty hoạt động dựa trên uy tín của các thành viên
Các thành viên cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản liên quan đến các hoạt động của Công ty.
Không có tư cách pháp nhân

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mục tiêu kinh doanh, tiềm lực tài chính, số lượng thành viên sáng lập,… Tuy nhiên, theo thời gian những tiêu chí này có thể thay đổi và loại hình doanh nghiệp cũng có thể thay đổi cho phù hợp với thực tế.

Nếu bạn cần được tư vấn thêm hoặc có nhu cầu thành lập công ty xin vui lòng liên hệ với Luật Bravolaw theo số 1900 6296. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách.!

Rate this post
Exit mobile version