Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, Bravolaw chúng tôi xin khái quát những điểm mới trong luật Doanh nghiệp 2014 như sau:
Một là, trên cơ sở kế thừa luật Doanh nghiệp 2005 thì với tư duy mở của luật doanh nghiệp 2014 đã khái quát những vấn đề chung nhất, mang tính định hướng (thậm chí có nhiều điểm là gợi mở) về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, về chi tiết thì nhường lại cho doanh nghiệp tự do, tự nguyện, cam kết, thoả thuận theo các quy định của Pháp luật. Sự thay đổi này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, từ đó doanh nghiệp chủ động, sáng tạo hơn khi được tự lựa chọn các mô hình, phương thức .v.v. phù hợp mình.
Bài viết mới:
Hai là, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin như việc luật hóa Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, một số hoạt động như thực hiện các cuộc họp hay báo cáo có thể được thay thế và lưu giữ bằng các phương tiện điện đại.
Ba là, luật hóa việc dùng mã số thuế làm mã số doanh nghiệp, chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH, tăng cường việc bảo vệ cổ đông nhỏ trong các doanh nghiệp.
Bãi bỏ nhiều điều khoản đã được chứng minh là hiệu quả thực thi rất thấp, như việc đăng ký danh sách cổ đông nắm giữ 5% vốn điều lệ công ty cổ phần…
Bốn là, giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (CNĐKDN) đã được tối ưu hóa với 4 nội dung cơ bản( 1. Tên công ty; 2. địa chỉ trụ sở chính; 3. vốn điều lệ công ty; 4. thông tin người đại diện trước pháp luật);
Mục đích của việc rút gọn nội dung trên giấy chứng nhận ĐKDN: Để hạn chế việc thay đổi giấy phép kinh doanh nhiều lần, mất thời gian cho doanh nghiệp;
Năm là, cách tiếp cận mới hoàn toàn về con dấu doanh nghiệp, mang tính “cách mạng”. Doanh nghiệp có quyền quyết định theo ý muốn về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp.
Sáu là, luật doanh nghiệp 2014 đã chính thức bãi bỏ nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có thể đồng thời là Giấy CNĐKDN. Qua đó, các nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam đều phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau đó sẽ thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Bảy là, quy định các nguyên tắc để xác định, đăng ký vốn thực của công ty, giải quyết tình trạng vốn không có thực (ảo) nhưng không thể xử lý được như hiện nay. Trong đó điểm mới nhất là cho phép Công ty TNHH một thành viên được giảm vốn điều lệ.
Tám là, chính thức thay đổi theo đúng thông lệ quốc tế khi giảm tỷ lệ dự họp từ 65% (Luật cũ) xuống còn 51%. Khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết là cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành. Đồng thời, Luật quy định về thành viên hội đồng quản trị độc lập, không tham gia điều hành trực tiếp doanh nghiệp; Bãi bỏ việc Đại hội đồng cổ đông bầu trực tiếp Chủ tịch hội đồng quản trị.
Chín là, không yêu cầu các công ty cùng loại mới được hợp nhất, sáp nhập, chia, tách đồng thời quy định rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như trình tự thủ tục, hồ sơ .v.v. Đổi mới hết sức quan trọng này chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy thị trường mua bán doanh nghiệp (M&A) đang hết sức sôi động như hiện nay.
Mười là, chỉ quy định 5 trường hợp bị thu hồi Giấy CNĐKDN so với 8 trường hợp của Luật cũ. Đồng thời Luật mới cũng có các quy định nhằm giúp doanh nghiệp rút khỏi thị trường thuận lợi hơn, nhanh hơn và rẻ hơn.
Và có rất nhiều thay đổi khác. Trên đây là một số nội dung thay đổi mang tính cách mạng của Luật doanh nghiệp 2014, hi vọng với những thay đổi này sẽ là động lực để thúc đẩy khối doanh nghiệp tư nhân phát triển đột phá, đưa đất nước phát triển.
Mọi thắc mặc về Luật doanh nghiệp 2014 quý khách có thể gọi điện để được tư vấn.