Thành lập công ty tron gói trong 03 ngày

Tổng hợp các vấn đề về vốn khi thành lập công ty

Thành lập công ty, bao gồm, những thủ tục, giấy tờ như thế nào, chắc hẳn quý khách cũng nắm được phần nào. Nhưng một vấn đề mà nhiều người đang phân vân, đó là vấn đề về vốn.

Các thành viên, cổ đông, góp vốn như thế nào là hợp lý, và vốn có ảnh hưởng gì sau này. Chúng tôi xin chia sẻ một số vấn đề về góp vốn khi thành lập công ty TNHH như sau:

Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết.

– Nếu thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại; Trong trường hợp này công ty cần thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 7 ngày.

– Tài sản góp vốn có thể không bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng nhưng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.

Không góp đủ vốn và đúng hạn.

– Nếu thành viên không góp đủ vốn và đúng hạn đóng thì được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty, phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh.

– Nếu trong thời hạn nhất định thành viên vẫn chưa đóng đủ như kết thì đương nhiên không còn là thành viên của công ty và công ty phải đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh.

Những thành viên đóng đủ vốn được là thành viên của công ty TNHH cần bổ sung các giấy tờ sau

– Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

– Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Vốn điều lệ của công ty;

– Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức;

– Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;

– Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Mua lại phần vốn góp

– Nếu thành viên trong vòng 15 ngày không đồng ý với các điều lệ, tổ chức của công ty có thể rút lại vốn, công ty có thể mua lại phần vốn góp của thành viên đó ( Yêu cầu mua lại vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến

– Giá mua lại phần vốn góp của thành viên theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại điều lệ công ty trong thời hạn mười lăm ngày, nếu giữa công ty và thành viên không thỏa thuận được.

Vốn điều lệ có những ảnh hưởng sau:

– Khi công ty có xảy ra sự cố như phá sản thì lúc đó thành viên sẽ chỉ thực hiện nghĩa vụ tài chính trả nợ đối với chủ nợ theo phần vốn góp đã đăng ký của mình.

– Nếu Doanh nghiệp đăng ký với số vốn điều lệ cao cũng sẽ có những thuận lợi về việc doanh nghiệp vay vốn ngân hàng khi cần vay với số vốn cao các ngân hàng còn phải xem xét vốn điều lệ của công ty.

– Về mặt kinh doanh, khi doanh nghiệp ký hợp đồng có giá trị lớn thường các đối tác phải xem lại vốn điều lệ của doanh nghiệp.

VD: Trên hợp đồng của đối tác trị giá là 1 tỷ, nhưng vốn điều lệ của doanh nghiệp chỉ có 500 tr. Khi hợp đồng bị đổ vỡ đối tác sẽ phải chịu thiệt vì với loại hình cty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp

– Doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế môn bài hằng năm, mức đóng được xác định vào vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với các mức đóng theo quy định của nhà nước.

5/5 - (1 vote)
Exit mobile version