Thành lập công ty tron gói trong 03 ngày

Thủ tục trả con dấu khi giải thể doanh nghiệp như thế nào?

Thủ tục trả con dấu khi giải thể doanh nghiệp như thế nào?

Công ty sau khi giải thể có phải trả lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền hay không? Nếu phải trả thì thủ tục trả con dấu khi giải thể doanh nghiệp như thế nào?. Dưới đây là bài viết Thủ tục trả con dấu khi giải thể doanh nghiệp như thế nào? của Luật Bravolaw. Mời bạn cùng đón đọc.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Chi nhánh là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, đã định nghĩa chi tiết:

“Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

Do chi nhánh là đơn vị phụ thuộc, nên chi nhánh chỉ bị giải thể theo quyết định từ doanh nghiệp chủ quản hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều kiện giải thể chi nhánh là gì?

Theo quy định tại Điều 213 Luật Doanh nghiệp năm 2020, điều kiện để giải thể chi nhánh công ty như sau:

Thủ tục trả con dấu khi giải thể doanh nghiệp như thế nào?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thì hồ sơ hoàn trả lại con dấu bao gồm các giấy tờ sau:

Sau khi hoàn thiện hồ sơ kể trên, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan công an cấp mẫu dấu (Thuộc phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập và xin cấp giấy chứng nhận mẫu dấu).

Cơ quan công an sẽ tiếp nhận hồ sơ và ra giấy hẹn trả kết quả cho người thực hiện việc trả dấu;

Thời hạn trả kết quả: Trong thời hạn 05 ngày làm việc (không kể thứ 7 và chủ nhật, ngày lễ), cơ quan công an sẽ ra biên bản thu hồi con dấu. Doanh nghiệp khi đến nhận kết quả sẽ mang theo con dấu cũ hủy dấu và nhận biên bản hoàn tất thủ tục trả dấu.

Không trả lại con dấu sau khi giải thể có bị xử phạt không?

Căn cứ tại điểm h khoản 3 điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức chế tài đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng con đấu trong trường hợp giải thể doanh nghiệp như sau:

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

h) Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực về việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy phép hoạt động hoặc bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc giao nộp con dấu theo quy định của pháp luật;

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi vi phạm

Như vậy, để tránh bị truy cứu trách nhiệm và bị xử phạt hành chính một cách không đáng có, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục trả con dấu cho Cơ quan Công an khi tiến hành giải thể theo đúng quy định của pháp luật.

Vai trò của con dấu trong mỗi doanh nghiệp

Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Như vậy, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu của mình theo nội dung ghi nhận trong Điều lệ công ty. Doanh nghiệp chỉ bị hạn chế quyền quyết định trong trường hợp pháp luật yêu cầu phải sử dụng con dấu. Khi giao dịch với đối tác, việc có sử dụng hay không sử dụng con dấu trên văn bản, giấy tờ do Điều lệ của Công ty quy định và do sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và đối tác (Theo quy định tại điều 43 Luật doanh nghiệp 2020).

Theo quy chuẩn của pháp luật hiện hành thì con dấu đóng vai trò là đại diện về mặt pháp lý của Doanh nghiệp. Và Doanh nghiệp nào cũng cần phải có một con dấu tròn mang tên công ty mình. Ngoài ra, các doanh nghiệp thường làm thêm con dấu chức danh của từng người lãnh đạo trong Doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho việc đóng dấu hồ sơ, văn bản giấy tờ của doanh nghiệp được linh động và thuận lợi hơn, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đạt được hiệu quả cao.

Luật doanh nghiệp 2020 đã ghi nhận con dấu doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Hiện nay, các doanh nghiệp cũng đã sử dụng chữ ký số như là con dấu doanh nghiệp trong nhiều hoạt động như thủ tục thuế trực tuyến, bảo hiểm xã hội điện tử, giao dịch ngân hàng trực tuyến, hóa đơn điện tử hay hải quan điện tử. Tuy nhiên để sử dụng con dấu số được hiệu quả và an toàn, cần phải có nền tảng hạ tầng kỹ thuật tương ứng và đồng bộ giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với Nhà nước.

Trên đây là tư vấn của Luật Bravolaw về Thủ tục trả con dấu khi giải thể doanh nghiệp như thế nào?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline nhé.

Rate this post
Exit mobile version