Tùy vào loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên / hai thành viên mà sẽ có sự thay đổi về thủ tục, hồ sơ và biểu mẫu. Tại bài viết này, Bravolaw sẽ cung cấp biểu mẫu cơ bản, quy trình và thời gian thực hiện, cũng như những lưu ý đặc biệt để bạn có thể dễ dàng áp dụng cho mọi tỉnh thành. Riêng TP. HCM và Hà Nội có thể nộp trực tuyến.
01. Thủ tục và mẫu thông báo thành lập chi nhánh khác tỉnh của công ty TNHH một thành viên, hai thành viên và công ty cổ phần
1.1 Đối với công ty TNHH một thành viên
– Mẫu thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh
– Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc đăng ký hoạt động chi nhánh
– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
– Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu không quá 6 tháng của người đứng đầu chi nhánh;
– Giấy ủy quyền của người đi nộp hồ sơ (chỉ chuẩn bị trong trường hợp không phải đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp) .
1.2 Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên
– Mẫu thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh
– Quyết định của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc đăng ký hoạt động chi nhánh – Tải mẫu;
– Biên bản họp của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc đăng ký hoạt động chi nhánh
– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
– Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu không quá 6 tháng của người đứng đầu chi nhánh;
– Giấy ủy quyền của người đi nộp hồ sơ (Trường hợp không phải đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp)
1.3 Đối với công ty cổ phần
– Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu không quá 6 tháng của người đứng đầu chi nhánh;
– Bản sao công chứng giấy phép ĐKKD;
– Bản sao công chứng hợp đồng thuê địa điểm, mặt bằng nơi đặt trụ sở chi nhánh (nếu chi nhánh đăng ký hình thức hạch toán độc lập);
– Biên bản họp của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc đăng ký hoạt động chi nhánh – Tải mẫu;
– Quyết định về việc thành lập chi nhánh khác tỉnh;
– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh khác tỉnh – Tải mẫu;
– Biên bản chứng thực cá nhân người đứng đầu chi nhánh;
– Giấy ủy quyền của người đi nộp hồ sơ (Trường hợp không phải đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp) – Tải mẫu.
Lưu ý: Đối với công ty cổ phần, thông báo thành lập chi nhánh khác tỉnh cần có đủ các nội dung
– MST doanh nghiệp;
– Tên và địa chỉ trụ sở của công ty mẹ;
– Tên và địa chỉ chi nhánh đang xin đăng ký thành lập;
– Nội dung hoạt động và chức năng của chi nhánh;
– Thông tin đăng ký thuế của chi nhánh;
– Thông tin cá nhân (họ, tên…), bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh khác tỉnh;
– Thông tin cá nhân (họ, tên…) của người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ.
02. Nơi tiếp nhận hồ sơ, quy trình và thời gian hoàn thành
2.1 Nơi tiếp nhận hồ sơ
– Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh khác tỉnh tại: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chi nhánh;
– Đối với khu vực TP. HCM và một số tỉnh thành khác, bạn có thể nộp online hoặc nộp trực tiếp;
– Đối với khu vực Hà Nội, chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến/online.
2.2 Quy trình đăng ký thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
Bước 1:
– Tùy theo loại hình hoạt động của doanh nghiệp, bạn sẽ tải mẫu thông báo và điền đầy đủ thông tin;
– Nộp hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh;
Bước 2: Khắc dấu và đăng ký sử dụng con dấu cho chi nhánh công ty.
(Trường hợp chi nhánh công ty khác tỉnh không sử dụng con dấu thì doanh nghiệp có thể bỏ qua bước này)
Bước 3: Kê khai lệ phí môn bài và báo cáo thuế.
Bước 4: Làm thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn, đặt in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn.
(Trường hợp chi nhánh công ty khác tỉnh không sử dụng hóa đơn riêng của chi nhánh thì doanh nghiệp có thể bỏ qua bước này)
Bước 5: Nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh công ty khác tỉnh.
2.3 Thời gian hoàn thành thủ tục thành lập chi nhánh khác tỉnh
Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh sẽ cấp giấy phép hoạt động cho chi nhánh.
03. Các hình thức hạch toán thuế khi thành lập chi nhánh khác tỉnh
Có 2 hình thức hạch toán cho chi nhánh: Hạch toán phụ thuộc và hạch toán độc lập.
Chi nhánh | Hạch toán phụ thuộc | Hạch toán độc lập |
Con dấu | Phải có | |
Chữ ký số | Phải có | |
Tài khoản ngân hàng | Phải có | |
Thuế môn bài | Kê khai và nộp thuế môn bài tại nơi đặt chi nhánh | |
Kê khai thuế GTGT | Kê khai và nộp thuế GTGT tại nơi đặt chi nhánh | |
Hóa đơn | Có thể có hoặc không. Lúc cần có thể xuất hóa đơn từ công ty mẹ |
Phải có |
Báo cáo tài chính cuối năm | Kê khai và nộp tại nơi đặt trụ sở công ty mẹ | Kê khai và nộp tại nơi đặt chi nhánh |
04. Trường hợp đặc biệt khi thành lập chi nhánh khác tỉnh
Khi thành lập chi nhánh khác tỉnh, bạn cần lưu ý một số trường hợp đặc biệt:
– Đối với ngành dịch vụ ăn uống, hình thức hạch toán bắt buộc phải là hạch toán độc lập, do đặc thù của ngành dịch vụ ăn uống là quản lý theo từng quận riêng biệt. Vậy nên, dù bạn chọn thành lập chi nhánh cùng tỉnh hoặc khác tỉnh, nếu có ngành ăn uống thì phải đăng ký hình thức hạch toán độc lập, kê khai thuế theo quý, làm báo cáo tài chính cuối năm độc lập so với công ty mẹ.
– Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành dịch vụ ăn uống nhưng không phải là ngành chính và có dự định mở chi nhánh thì doanh nghiệp nên kê khai chi tiết ngành nghề khi đăng ký thành lập chi nhánh để được gộp chung sổ sách vào công ty mẹ.
– Trường hợp chi nhánh chọn hạch toán phụ thuộc, khi công ty mẹ giải thể, chi nhánh sẽ phải giải thể theo.
– Ngành nghề của chi nhánh khác tỉnh phải thuộc ngành nghề của công ty mẹ.
Những lưu ý trên đây phần nào cung cấp thông tin cho doanh nghiệp muốn thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh. Mọi thắc mắc khác về hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh, bạn có thể liên hệ Luật Bravolaw theo số 1900.6296 để được hỗ trợ và tư vấn rõ ràng, chi tiết.