Hiện nay, tình trạng dịch covid-19 diễn biến phức tạp, dẫn đến nền kinh tế của nước ta và trên toàn thế giới gặp khó khăn, điều này khiến nhiều doanh nghiệp phải đứng trước giữa chọn tiếp tục cầm cự hay tiến hành giải thể doanh nghiệp, tuy nhiên còn một giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn đó là tạm ngừng kinh doanh một thời gian. Hãy cùng Luật Bravolaw để hiểu rõ hơn về hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh do dịch Covid-19?
Tại sao doanh nghiệp nên chọn phương án tạm ngừng kinh doanh:
Dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu, việc này làm ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các ngành nghề. Có thể thấy du lịch,xuất nhập khẩu, giao thông vận tải, nông nghiệp,… là các ngành nghề bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng nhất.
Đồng thời, Chính phủ nước ta yêu cầu hạn chế tập trung đông người, đóng cửa đối với tất cả các cơ sở kinh doanh chỉ ngoại trừ những mặt hàng thiết yếu, người dân không nên ra ngoài khi thực sự không cần thiết, việc này dẫn đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội hiện nay đều bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch covid-19 gây ra.
Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp gặp khó khăn là điều dễ hiểu. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn giải pháp để cứu nguy là tạm ngừng kinh doanh nhằm qua được mùa dịch covid-19, việc này cũng để hạn chế tập trung đông người.
Vì tạm ngừng kinh doanh có nghĩa là chỉ làm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, do đó khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh nêu trên thì doanh nghiệp sẽ được phép quay trở lại hoạt động, kinh doanh như bình thường.
Nếu doanh nghiệp nào chọn phương án giải thể thì có nghĩa là doanh nghiệp đó sau này sẽ không thể tiến hành lại các hoạt động kinh doanh được nữa.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh do Covid-19 mà doanh nghiệp đang gặp khó khăn cần thực hiện như sau:
Quy trình trình tự thực hiện:
- Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất 3 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
- Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
- Doanh nghiệp được quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng không được tạm ngừng quá 1 năm. Sau khi hết thời hạn trên, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh, song tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 2 năm.
Lưu ý: Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.
Cách thức thực hiện:
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
Thành phần hồ sơ tạm ngưng
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh;
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần. Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Nếu có nhu cầu, bạn đọc có thể liên hệ dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật Bravolaw theo sô 1900 6296.