Theo số liệu công khai của Tổng cục thống kê, trong 3 tháng đầu năm 2020 có tới 28.451 doanh nghiệp thành lập mới, đồng thời cũng có tới 14.761 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động có thời hạn. Tỉ lệ gần 2:1, tức cứ 2 công ty mới thành lập sẽ có 1 công ty cũ giải thể. Vậy nguyên nhân do đâu? Và thủ tục giải thể công ty mới thành lập có phức tạp không, thực hiện như thế nào?
Tìm hiểu lý do doanh nghiệp phải giải thể
“Phong trào khởi nghiệp” xuất hiện cùng những chính sách thông thoáng của pháp luật về đầu tư. Điều này đã khiến cho các công ty mới “mọc lên như nấm” và cũng…“đổ như ngả rạ” tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây.
Có lẽ sự hình thành này đa phần chỉ mang tính số lượng mà không đảm bảo tính chất lượng, bền vững. Tìm hiểu về các nguyên nhân khiến doanh nghiệp giải thể có thể kể tới các trường hợp sau:
- Công ty mới thành lập nhưng không duy trì được nữa, gặp phải những bất lợi, khó khăn về vốn, nhân sự, chiến lược,…
- Công ty không tiếp tục gia hạn hoạt động sau khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi tại Điều lệ công ty.
- Số lượng thành viên trong công ty không còn đủ theo yêu cầu của pháp luật, doanh nghiệp cũng không làm thủ tục chuyển đổi loại hình kinh doanh phù hợp với số lượng thành viên hiện tại trong vòng 06 tháng liên tục.
- Công ty bị cơ quan chức năng thu hồi Giấy phép kinh doanh do vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động.
- Công ty tự nguyện giải thể do quyết định của chủ doanh nghiệp hoặc tất cả thành viên cốt cán.
Điều kiện giải thể doanh nghiệp
Mặc dù nằm trong các trường hợp trên nhưng doanh nghiệp sẽ không thể giải thể nếu như không hoàn thành các nghĩa vụ liên quan, tương đương với các điều kiện khi tiến hành giải thể:
- Thứ nhất: Thực hiện thanh toán hết các khoản nợ;
- Thứ hai: Thực hiện đủ nghĩa vụ tài sản khác;
- Thức ba: Không vướng phải các tranh chấp tại Tòa án hay cơ quan trọng tài.
Quy trình, thủ tục giải thể công ty mới thành lập
Quy trình, hồ sơ giải thể doanh nghiệp đã được quy định rõ tại Luật Doanh nghiệp điều 202, 203, 204. Theo đó để tiến hành giải thể công ty mới thành lập đơn vị bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thông qua Quyết định giải thể
Doanh nghiệp cần tiến hành buổi họp hội đồng thành viên để thông qua quyết định giải thể bằng văn bản. Trong văn bản cần làm rõ các nội dung:
- Tên doanh nghiệp giải thể, ghi rõ địa chỉ cụ thể.
- Lý do phải giải thể: Tự nguyện hay cơ quan nhà nước bắt buộc.
- Thời hạn cam kết thanh toán các khoản nợ, thanh lý hợp đồng (không vượt quá 6 tháng).
- Kế hoạch xử lý các nghĩa vụ hợp đồng lao động phát sinh.
- Chữ ký ghi rõ họ tên người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.
Bước 2: Gửi thông báo giải thể tới những cá nhân, tổ chức liên quan
Sau khi có văn bản Quyết định giải thể, trong vòng 7 ngày đơn vị cần thông báo quyết định này cho người lao động, chủ nợ, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh. Đồng thời niêm yết thông tin lên trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện bằng cách đăng bố cáo trên 3 số báo liên tiếp để thông báo công khai nội dung giải thể công ty.
Tại bước này cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm công bố công khai tình trạng của doanh nghiệp đang giải thể lên Cổng thông tin ĐKDN sau khi nhận được Quyết định của doanh nghiệp.
Bước 3: Thanh toán các khoản nợ và thanh lý tài sản công ty
Việc thanh toán các khoản nợ và thanh lý tài sản công ty khá phức tạp và đòi hỏi trình tự phù hợp để đảm bảo được quyền lợi của những cá nhân, tổ chức liên quan. Điều này đã được quy định rõ tại Luật Doanh nghiệp 2014 điều 202. Thứ tự doanh nghiệp cần ưu tiên khi thanh toán các khoản nợ là các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, chế độ bảo hiểm; nợ thuế và khoản nợ khác. Sau khi thanh toán hết các khoản nợ trên, còn lại bao nhiêu chủ doanh nghiệp và các thành viên góp vốn sẽ chia nhau theo tỷ lệ vốn góp ban đầu.
Bước 4: Quyết toán thuế và đóng mã số thuế doanh nghiệp
Đây là bước thường phát sinh nhiều công việc nhất. Trong đó có việc giải trình, bổ sung tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế liên quan tới nghĩa vụ hoàn tất các thủ tục về thuế trong thời gian trước đó. Để xử lý được công việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện các công việc:
- Hoàn thiện tờ khai các khoản thuế của 4 quý trong năm.
- Quyết toán thuế TNCN, TNDN trong năm.
- Báo cáo tài chính của công ty đến thời điểm hiện tại.
Lưu ý: Các văn bản trên hiện nay đều phải nộp qua mạng và yêu cầu chữ ký số. Nên nếu đơn vị nào chưa có chữ ký số thì cần mua bổ sung để hoàn thành được thủ tục này. Ngoài ra cần làm hồ sơ xin đóng mã số thuế doanh nghiệp trước khi thực hiện quyết toán thuế.
Bước 5: Hủy con dấu của doanh nghiệp
Quy trình tiếp theo, doanh nghiệp mang con dấu pháp nhân đến cơ quan công an gần trụ sở chính để làm thủ tục trả con dấu và nhận Giấy chứng nhận hủy con dấu công ty. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa làm con dấu sẽ đến xin Giấy xác nhận chưa khắc dấu của cơ quan công an.
Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị gồm: (1) Công văn trả dấu, (2) Con dấu pháp nhân, (3) Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu – bản chính, (4) Giấy phép kinh doanh – bản sao công chứng, (5) Giấy ủy quyền cho người thực hiện thay (nếu có).
Bước 6: Nộp hồ sơ giải thể lên Phòng đăng ký kinh doanh
Sau khi giải quyết xong các bước trên, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp hoặc người nhận ủy quyền soạn giấy tờ và gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị giải thể lên phòng ĐKKD. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản Quyết định giải thể công ty (có mẫu);
- Văn bản Thông báo giải thể doanh nghiệp (có mẫu);
- Bản Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp (lấy mẫu tại Việt Tín);
- Danh sách các chủ nợ và số nợ đã thanh toán (đã bao gồm nợ với người lao động (nếu đơn vị chưa phát sinh thì để danh sách trắng);
- Văn bản xác nhận của Ngân hàng về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản.
- Văn bản xác nhận của Cơ quan thuế về việc doanh nghiệp đã đóng mã số thuế.
- Văn bản xác nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã trả và hủy con dấu pháp nhân.
- Giấy tờ chứng minh đơn vị đã đăng bố cáo giải thể theo quy định (3 số liên tiếp)
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động….
Bước 7: Hoàn thành thủ tục giải thể
Trong vòng 7 ngày từ khi hồ sơ hợp lệ, Phòng ĐKKD sẽ ra xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh và thông báo lên trang thông tin điện tử. Thủ tục giải thể lúc này có thể coi là đã hoàn thành. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không thể thực hiện bất cứ thay đổi nào khác liên quan đến công ty.
Kết luận: Trên đây là những thông tin pháp lý liên quan đến thủ tục giải thể công ty mới thành lập. Nếu quý doanh nghiệp còn vướng mắc hay cần hỗ trợ thêm thông tin pháp lý liên quan đến thành lập mới hay giải thể doanh nghiệp, vui lòng liên hệ trực tiếp tới luật sư của Luật Bravolaw theo hotline 1900 6296. Luật Bravolaw – Đơn vị pháp lý có gần 10 năm kinh nghiệm trong xử lý các bộ hồ sơ khó, luôn sẵn sàng song hành cùng quý doanh nghiệp trên mọi hành trình.