Các thông tin liên quan đến thủ tục chuyển nhượng cổ phần được quy định tại khá nhiều văn bản pháp luật. Mỗi bộ luật, nghị định, thông tư lại đề cập đến một vấn đề khác nhau. Điều này khiến cá nhân, tổ chức gặp phải không ít khó khăn trong quá trình tra cứu thông tin, thực hiện thủ tục. Luật Bravolaw thấu hiểu những bất tiện đó, cho nên hôm nay chúng tôi xin chia sẻ chi tiết nội dung trong bài viết dưới đây để bạn tham khảo nhé.
Lưu ý khi chuyển nhượng cổ phần
Rất nhiều khách hàng bỏ qua bước tìm hiểu quy định về chuyển nhượng cổ phần gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả quá trình thực hiện. Do đó, mục đầu tiên này chúng tôi sẽ dành để giới thiệu một số quy định quan trọng liên quan đến với chuyển nhượng. Tại khoản 1 Điều 110, khoản 1 Điều 126 và khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2020 đã đề cập tương đối rõ ràng về một số quy định về chuyển nhượng cổ phần. Theo đó:
– Cổ đông sáng lập công ty có quyền thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong thời hạn 3 năm tính từ thời điểm có Giấy đăng ký kinh doanh.
Lưu ý: Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các hạn chế này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
Ngoài ra, căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định 108/2018/NĐ – CP: Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông công ty theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 112 Luật doanh nghiệp và bị xóa tên khỏi Danh sách cổ đông sáng lập của công ty.
Căn cứ quy định nêu trên, khi cổ đông sáng lập mà muốn chuyển nhượng cổ phần sẽ không phải nộp hồ sơ tới phòng đăng ký kinh doanh để ghi nhận thông tin cổ đông mới mà có thể làm nội bộ chuyển nhượng trong doanh nghiệp.
– Cá nhân, tổ chức được phép chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người khác nếu Đại hội đồng cổ đông chấp nhận
– Cổ đông là các cá nhân, tổ chức sở hữu cổ phần biểu quyết không được tặng, bán cổ phần cho người khác
– Điều lệ công ty quy định rõ ràng những hạn chế chuyển nhượng cần phải tuân thủ
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần như thế nào?
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần sẽ được thực hiện theo các bước sau:
– Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng cổ phần
Cá nhân/tổ chức có nhu cầu chuyển nhượng cổ phần cho nhau cầu chuẩn bị thông tin cần thiết cho việc chuyển nhượng như chứng minh tư cá nhân/thẻ căn cước/hộ chiếu của bên nhận chuyển nhượng, số cổ phần muốn chuyển nhượng…..
– Bước 2: Cổ động ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần theo như các bên đã thỏa thuận
Sau khi đã chuẩn bị xong hợp đồng chuyển nhượng, các bên đọc và hiểu nội dung trong hợp đồng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng để chính thức chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông cũ sang cổ đông mới.
– Bước 3: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ chuyển nhượng cổ phần đến Phòng Đăng ký kinh doanh
Việc nộp hồ sơ chuyển nhượng đến phòng kinh doanh hiện nay là không áp dụng (theo quy định của Luật mới, chuyển nhượng cổ phần giữa các cổ đông không bắt buộc phải nộp tới phòng đăng ký kinh doanh)
– Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ và giải quyết hồ sơ chuyển nhượng cổ phần của doanh nghiệp
Phòng đăng ký kinh doanh chỉ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ khi chuyển nhượng cổ phần kết hợp với nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh khác kèm theo phần chuyển nhượng cổ phần.
– Bước 5: Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo kết quả hồ sơ chuyển nhượng cổ phần đến doanh nghiệp
Do việc chuyển nhượng cổ phần không phải nộp lên sở kế hoạch đầu tư nên phòng đăng ký kinh doanh không xem xét tính hợp lý của hồ sơ. Doanh nghiệp sẽ lưu giữ hồ sơ nội bộ tại doanh nghiệp để quản lý.
Với những quý bạn đọc có ý định tự thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần chắc hẳn sau khi xem quy trình này vẫn còn khá nhiều thắc mắc như: Hồ sơ cần chuẩn bị gồm những tài liệu nào? Phòng Đăng ký kinh doanh ở đâu? Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ trong khoảng thời gian bao lâu?… Những thắc mắc này sẽ lần lượt được Luật Bravolaw trình bày chi tiết trong các nội dung tiếp theo.
* LƯU Ý QUAN TRỌNG: Hiện nay thủ tục chuyển nhượng cổ phần như trên KHÔNG còn được áp dụng do theo quy định mới như đã nói ở trên, khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần sẽ không phải nộp hồ sơ chuyển nhượng tới phòng đăng ký kinh doanh để ghi nhận chuyển nhượng như trước kia.
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần sẽ được thực hiện theo hình thức nội bộ trong công ty và lưu lại hồ sơ trong công ty khi chuyển nhượng, quy định mới này nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp trong quá trinh hoạt động kinh doanh
Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần gồm những gì?
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần. Với những cá nhân, tổ chức đã có những hiểu biết nhất định về chuyển nhượng cổ phần, thường xuyên nghiên cứu, cập nhật tài liệu liên quan hoặc làm việc trong lĩnh vực pháp luật thì việc chuẩn bị hồ sơ không quá khó. Nhưng nếu cá nhân, tổ chức lần đầu tiên tìm hiểu về pháp luật có thể sẽ gặp phải không ít khó khăn. Lúc này, sử dụng dịch vụ tư vấn, soạn thảo hồ sơ của Luật sư 247 là lựa chọn hoàn hảo nhất. Trường hợp, nếu cá nhân, tổ chức muốn tự thực hiện hãy chuẩn bị các hồ sơ mà chúng tôi giới thiệu sau.
– 01 Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh; (bỏ nội dung này do sẽ không cần phải nộp hồ sơ lên sở kế hoạch đầu tư)
– 01 Quyết định bằng văn bản về việc thay đổi cổ đông sáng lập của Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong điều lệ công ty;
– 01 Bản sao biên bản họp về việc thay đổi cổ đông sáng lập của Đại hội đồng cổ đông;
– 01 Danh sách các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi;
– 01 Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và các giấy tờ chứng thực việc hoàn tất chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho cổ phần;
– 01 Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của cổ đông sáng lập mới;
– 01 Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Một số lưu ý về hồ sơ chuyển nhượng cổ phần
Đây là một trong những nội dung mới được Luật Bravolaw cập nhật. Sở dĩ có nội dung mới này là do tổng đài tư vấn pháp luật nói chung và tư vấn chuyển nhượng cổ phần nói riêng 1900 6557 liên tục nhận được những thắc mắc của khách hàng liên quan đến tài liệu thông báo thay đổi kinh doanh. Trước đây chúng tôi không biết tình trạng này, dù đã thường xuyên thăm dò phản hồi khách hàng qua Bộ phận Doanh nghiệp – bộ phận trực tiếp xử lý những yêu cầu của khách hàng về dịch vụ chuyển nhượng cổ phần.
Thông báo thay đổi kinh doanh được quy định tại Điều 51 Nghị định 78/2015/NĐ-CP và sửa đổi bổ sung tại khoản 16, Điều 1, Nghị định 108/2018/NĐ-CP. Theo đó, nội dung thông báo cần phải trình đầy đủ các thông tin bao gồm:
– Tên doanh nghiệp (tiếng Việt), mã số doanh nghiệp, mã số thuế. Nếu doanh nghiệp chưa có mã doanh nghiệp và mã số thuế có thể thay thế bằng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Nếu người thực hiện thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh là tổ chức sẽ cần kê khai tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập
– Nếu người thực hiện thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh là cá nhân hợp pháp sẽ cần kê khai thông tin họ tên, số chứng minh thư (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài)
– Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh cần có chữ ký của người đại diện pháp luật
Chuyển nhượng cổ phần có phải thông báo với Sở kế hoạch đầu tư không?
Theo quy định tại nghị định 108/2018/NĐ-CP thì “Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua” do đó không cần đăng ký thay đổi thông tin cổ đông sáng lập trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần.
Như vậy, theo quy định tại Nghị định 108/2018/NĐ-CP, các cổ đông chỉ cần thực hiện các thủ tục chuyển nhượng nội bộ công ty, không cần thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Quy định kê khai thuế thu nhập cá nhân sau khi chuyển nhượng cổ phần
Để thực hiện thủ tục kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng vốn/cổ phần, bên chuyển nhượng có thể thực hiện kê khai trực tiếp với cơ quan thuế hoặc thông qua doanh nghiệp (doanh nghiệp kê khai thay).
Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần bao gồm:
– Trường hợp là cá nhân trực tiếp với cơ quan thuế: Tờ khai mẫu số 04/CNV-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC;
– Trường hợp là cá nhân thông qua doanh nghiệp: Tờ khai mẫu số 06/CNV – TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015-BTC;
Ngoài ra bên chuyển nhượng còn cần chuẩn bị thêm những tài liệu sau đây:
+ Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Lưu ý: Ngoài các tài liệu đã được liệt kê ở trên, có thể cơ quan thuế có thể yêu cầu thêm: Cổ phiếu, phiếu thu, giấy ủy quyền, bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân của người chuyển nhượng, sổ đăng ký cổ đông.
Nơi nộp hồ sơ khai thuế khi chuyển nhượng cổ phần ở đâu?
Cá nhân, doanh nghiệp khai thay thực hiện nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục thuế hoặc Cơ quan quản lý thuế trực tiếp của doanh nghiệp.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khi chuyển nhượng cổ phần?
Tối đa 10 ngày sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, cá nhân, phải thực hiện nộp hồ sơ khai thuế TNCN tới cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Bravolaw muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn hay sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.