Kể từ thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp phải cấp giấy phép kinh doanh), công ty có đầy đủ tư cách pháp lý để tiến hành hoạt động kinh doanh, phát sinh nghĩa vụ thuế từ kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, vì một số lý do bất kỳ, một số doanh nghiệp sau khi thành lập đã không thực hiện nghĩa vụ thuế của mình.
Vậy, khi công ty thành lập ra nhưng không đóng thuế có bị phạt không? Sau đây, luật Bravolaw xin giải đáp thắc mắc này như sau:
Để trả lời câu hỏi khi công ty thành lập ra nhưng không đóng thuế có bị phạt không? Chúng ta sẽ tìm hiểu:
Căn cứ pháp lý
- Luật Quản lý thuế 2019
- Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Thuế là gì?
Đầu tiên, thuế được hiểu là một khoản tiền mà công ty phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật tương ứng với phạm vi, lĩnh vực hoạt động của công ty.
Những khoản thuế công ty có nghĩa vụ phải nộp
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh, phạm vi kinh doanh, kết quả kinh doanh mà công ty sẽ có các loại thuế cũng như mức thuế phải đóng khác nhau:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất nhập khẩu
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế tài nguyên môi trường
- …
Không đóng thuế là gì?
Không đóng thuế là hành vi trốn thuế bằng việc không tiến hành thực hiện các nghĩa vụ liên quan về thuế nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp các khoản thuế nhất định theo quy định pháp luật bao gồm việc không nộp hồ sơ đăng ký thuế (công ty có nghĩa vụ đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế: Công ty hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng… trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định thành lập…)
Mức phạt
Tương ứng với hành vi trốn thuế mà công ty sẽ có các mức phạt được áp dụng khác nhau:
- Phạt cảnh cáo: quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng: trừ trường hợp bị phạt cảnh cáo nếu quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng: quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày;
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng: quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên;
Cơ quan có thẩm quyền xử phạt:
Trường hợp cảnh cáo: mọi cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử phạt về thuế đều có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo
- Phạt tiền đến 000.000 đồng: Đội trưởng Đội Thuế,
- Phạt tiền đến 140.000.000 đồng: Cục trưởng Cục Thuế, Trưởng đoàn thanh tra Bộ tài chính.
- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chánh thanh tra Sở Tài chính, Trưởng đoàn thanh tra Cục Thuế, Trưởng đoàn thanh tra Tổng cục Thuế
- Phạt tiền đến 140.000.000 đồng: Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài chính
- Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: Tổng cục Thuế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh thanh tra Bộ tài chính.
Vì vậy thành lập công ty ra nhưng không đóng thuế sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Luật Bravolaw đã giới thiệu đến quý khách hàng về các quy định về xử phạt khi khách hàng không thực hiện các nghĩa vụ về thuế. Qúy khách hàng có nhu cầu thực hiện thủ tục liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp có thể liên hệ Hotline: 1900 6296 để nhận tư vấn và giải đáp thắc mắc