Công ty cổ phần nói riêng và các loại hình doanh nghiệp khác nói chung khi hoạt động ngoài việc phải tuân thủ, chấp hành theo các quy định của pháp luật thì Điều lệ công ty là một trong những văn bản quan trọng nhất trong việc điều hành và quản lý, và công ty phải thực hiện theo. Điều lệ quy định các vấn đề cốt lõi cho sự vẫn hành của công ty. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các công ty có nhiều sự thay đổi liên quan trực tiếp đến các quy định trong điều lệ của công ty. Khi đó, công ty cổ phần phải thực hiện sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty.
Luật Bravolaw xin tư vấn cho quý công ty về cách thưc, thủ tục sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty theo đúng pháp luật hiện hành.
Thẩm quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định thì việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông của công ty.
Thủ tục thực hiện
Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty cổ phần bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội dồng cổ đông nếu như Điều lệ công ty không có quy định khác (khoản 2 Điều 143 Luật Doanh nghiệp năm 2014).
Để nghị quyết trên được thông qua thì phải đạt được tỷ lệ nhất định mà số cổ đông dự họp biếu quyết tán thành. Cụ thể, theo quy định tại Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định thì nghị quyết trên được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, tùy vào từng công ty mà tỷ lệ cụ thể sẽ được quy định tại Điều lệ công ty.
Sau khi thông qua nghị quyết
Điều lệ mới được sửa đỏi bổ sung có hiệu lực từ ngày nghị quyết được thông qua hoặc từ thời điểm được ghi nhận trong nghị quyết.
Điều lệ mới được lưu hành nội bộ trong công ty.
Trên đây là tư vấn của Luật Bravolaw về vẫn đề sửa đổi điều lệ của công ty cổ phần. Nếu quý khách hàng có vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời.